Phòng Khám Điều Trị Chuyên Sâu Cột Sống
55/94 Thành Mỹ, Phường 8, Q. Tân Bình
31 Mar 2020

Viêm đa khớp dạng thấp

31 Mar 2020

Ngón tay bật (ngón tay cò súng)

Ngón tay cò súng là tình trạng các ngón tay gặp khó khăn khi duỗi, duỗi không tự nhiên hoặc đau khi cố gắng duỗi. Ngón tay thường bị ảnh hưởng là ngón trỏ hoặc giữa do bao gân của các ngón này dài. Bệnh xảy ra khi sự trượt lên nhau trong bao gân giữa các gân gấp bị khó khăn do viêm, bao gân hẹp hoặc do phì đại gân gấp.

Định nghĩa

Ngón tay cò súng (ngón tay bật) là bệnh gì?

Ngón tay cò súng, hay ngón tay bật, là bệnh khiến cho ngón tay bị cứng ở một tư thế. Bệnh chủ yếu tác động đến lớp mô xung quanh gân ngón tay gọi là bao gân. Gân là các mô sợi dày gắn cơ với xương. Viêm bao gân làm cho gân không chuyển động một cách trơn tru được, nên ngón tay bị khóa tại chỗ.

Những ai thường mắc phải ngón tay cò súng (ngón tay bật)?

Mọi độ tuổi đều có thể bị ngón tay cò súng nhưng bệnh thường thấy ở những người trên 45 tuổi và ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh được cho là nguy cơ nghề nghiệp của nha sĩ, thợ may và thợ mổ gia súc.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của ngón tay cò súng (ngón tay bật) là gì?

Ngón tay thường bị cố định, kẹt hoặc khóa trong tư thế gập khi vận động ngón tay. Cần phải có ai đó kéo thẳng hoặc bẻ về vị trí cũ. Đau xảy ra trên vùng gân và thường đau nhiều hơn khi vận động. Ngoài ra cũng có thể xuất hiện sưng. Người lớn thường bị ngón giữa còn trẻ em thường bị ngón tay cái.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ nếu bạn gặp một trong hai trường hợp sau:

  • Thấy các triệu chứng kéo dài
  • Bị sốt sau khi phẫu thuật hoặc vết mổ bị chảy mủ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra ngón tay cò súng (ngón tay bật) là gì?

Ngón tay bật xảy ra khi vỏ bao gân của ngón tay bị kích thích và viêm. Trong đó, gân là các dải xơ nối kết cơ với xương. Mỗi gân cơ được bao quanh bởi một vỏ bao bảo vệ. Điều này ảnh hưởng đến chuyển động trượt bình thường của gân cơ ở trong vỏ bao. Ngoài ra, kích thích vỏ bao gân kéo dài sẽ tạo nên sẹo, dày và xơ hóa càng làm cho chuyển động của gân thêm khó khăn.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ngón tay cò súng (ngón tay bật)?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị ngón tay cò súng, bao gồm:

  • Cầm nắm nhiều. Các nghề nghiệp và sở thích đòi hỏi việc sử dụng tay lặp lại và cầm nắm kéo dài làm tăng nguy cơ.
  • Một số bệnh lý: tiểu đường, viêm khớp dạng thấp.
  • Giới tính: bệnh gặp nhiều ở nữ hơn.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ngón tay cò súng (ngón tay bật)?

Cách điều trị tốt nhất là làm giảm viêm và khôi phục chuyển động trượt bình thường của gân ở trong bao gân. Ở những trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể được cải thiện bằng cách tránh một số công việc gây ra bệnh. Cho ngón tay nghỉ ngơi bằng một loại nẹp đặc biệt có thể giúp ích.

Các trường hợp bệnh nặng hơn có thể tiêm thuốc steroid (cortisone) vào gân qua lòng bàn tay. Bác sĩ có thể làm điều này ở phòng khám. Có thể cần tiêm nhiều hơn một lần do vấn đề này đôi khi tái phát. Tiêm thuốc làm giảm triệu chứng ở 65% bệnh nhân. Các triệu chứng thường biến mất trong 3-5 ngày và ngón tay hết bị khóa trong 2-3 tuần.

Nếu vấn đề vẫn tiếp tục, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật bằng cách gây tê nơi sẽ mổ. Sau đó, bác sĩ sẽ cắt một đường nhỏ ở lòng bàn tay và mở dải mô bao chặt quanh gân ra. Đôi khi có thể thực hiện phẫu thuật bằng đầu kim mà không cần phải rạch.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ngón tay cò súng (ngón tay bật)?

Bác sĩ thường chẩn đoán dựa trên khám thực thể và các triệu chứng, không cần đến các xét nghiệm. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nắm, mở bàn tay, kiểm tra các vùng trên tay, sự trơn tru khi vận động và bằng chứng của cứng khớp. Bác sĩ cũng có thể sờ lòng bàn tay của bạn để xem có u khối gì không. Nếu u liên quan đến bệnh ngón tay cò súng thì nó sẽ chuyển động cùng lúc khi ngón tay vận động, bởi vì u dính vào gân cơ điều khiển ngón tay. Đôi khi có thể xét nghiệm máu và chụp X-quang để loại trừ khả năng các nguyên nhân khác gây ra bệnh như gout, đái tháo đường, gãy xương, tuyến giáp bất thường và hội chứng ống cổ tay.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngón tay cò súng (ngón tay bật)?

Ngón tay bật có thể được hạn chế nếu bạn:

  • Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Hiểu rằng ngón tay cò súng có thể tác động bất kỳ ngón tay nào. Nếu bệnh xảy ra ở nhiều hơn một ngón, bác sĩ sẽ loại trừ khả năng bị bệnh khác như tiểu đường trước khi bắt đầu điều trị.

Ngón tay cò súng là tình trạng thường gặp ở những người phải làm các công việc sử dụng co duỗi ngón tay nhiều như đánh máy, thợ may. Ngoài ra, một số bệnh kèm theo như đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi các biện pháp điều trị bằng thuốc và tập luyện không cải thiện được bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện phẫu thuật rạch bao gân. Đây là một phẫu thuật nhỏ và khá an toàn. Để biết thêm thông tin về tình trạng bệnh, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

31 Mar 2020

Đau vai

Chứng đau vai

Đau vai là triệu chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không điều trị tận gốc, các cơn đau không chỉ làm người bệnh mệt mỏi, suy nhược mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Thuốc giảm đau chỉ xoa dịu cơn đau tạm thời, không thể chữa trị triệt để. Chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị đúng cách mới là giải pháp hiệu quả để chữa tận gốc chứng đau vai.

Vai là một khớp cầu, bao gồm 3 xương chính: xương cánh tay, xương đòn và xương bả vai. Những xương này được lót bằng một lớp sụn. Cấu tạo của vai còn có sự tham gia của 2 khớp chính là khớp ức đòn và khớp cùng đòn, còn gọi là các khớp vai. Đây là 2 khớp linh hoạt nhất trong số các khớp của cơ thể. Nó giúp vai có thể di chuyển ra trước và sau, cho phép cánh tay có thể cử động tròn và vươn dài.

Các thói quen hằng ngày trong sinh hoạt và lao động có thể khiến vai bị tổn thương. Khi vai gặp vấn đề, nó có thể cản trở khả năng hoạt động tự do của cơ thể, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi phải chịu đựng các cơn đau triền miên.

Đau vai phổ biến ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở một số đối tượng:

  • Những người lớn tuổi hệ thống miễn dịch, hệ thống cơ xương khớp, khả năng vận động giảm dần. Trong đó hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên khả năng mắc bệnh đau vai của người lớn tuổi cao hơn những người khác
  • Nhân viên văn phòng như lập trình viên, kế toán, kiến trúc sư… cũng là đối tượng thường hay mắc phải chứng bệnh đau vai do tần xuất ngồi trước máy tính quá lâu và ít vận động.
  • Những người thường xuyên chơi thể thao, đặc biệt là các môn bơi bội, bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt… thường vận động khớp vai quá mức khiến dây chằng bị căng dãn và không giữ khớp được chắc chắn có thể gây đau

Các bệnh thường gặp ở vai

Sau đây là các chứng bệnh thường gây ra các cơn đau ở vai:

Cứng vai

cứng vaiCứng vai hay còn gọi là viêm co rút khớp vai, khiến các khớp vai trở nên cứng và đau, khó khăn trong việc thực hiện đầy đủ các di chuyển bình thường của vai. Tình trạng này xảy ra khi các mô mềm bao xung quanh khớp vai bị dày và sưng lên, khiến các khớp bị khóa cứng và không thể chuyển động được.

Hội chứng chèn ép

hội chứng chèn ép vaiTình trạng này xuất phát do có sự chèn ép hay cọ xát giữa xương và các cơ bả vai. Khi túi hoạt dịch, cơ bả vai hoặc dây chằng bị viêm, các cơn đau sẽ xuất hiện. Người bệnh không nên chủ quan mà không điều trị vì hội chứng chèn ép có thể dẫn đến rách cơ bả vai.

Viêm túi thanh mạc ở vai

chứng đau vaiTúi thanh mạc là một túi chứa dịch nhờn, nằm giữa màng xương và các dây chằng với chức năng giúp chuyển động của khớp vai được dễ dàng, giảm ma sát. Do các chuyển động thường xuyên hoặc do các kích thích đến túi thanh mạc trong hoạt động hằng ngày có thể khiến chúng bị viêm và gây đau.

Đau dây chằng vai

Đau dây chằng vai xảy ra khi các cấu trúc xung quanh cơ vai bị chèn ép quá mức khiến cơ vai và 2 đầu dây chằng bị viêm và sưng lên. Chỗ đau có thể sưng tấy hoặc lan rộng cục bộ.

Rách cơ vai

rách cơ vaiRách cơ vai xảy ra khi có vết rách ở một hay nhiều dây chằng ở cơ quay khớp vai. Đây có thể là chấn thương để lại do té ngã, va chạm mạnh hoặc do vận động quá mức. Vai bị đau và cánh tay bị yếu đi khi thực hiện các động tác như nâng tay lên hoặc giơ tay cao hơn đầu.

Trật khớp vai

chứng đau vaiTrật vai là tình trạng mà nhiều người thường gặp nhất. Các hoạt động đột ngột vung tay mạnh, lao động nặng nhọc hoặc chơi thể thao quá sức sẽ khiến hai mặt khớp của chỏm xương cánh tay tách ra khỏi hốc xương. Khi bị trật vai, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy bị đau nhói ở khu vực quanh khớp vai.

31 Mar 2020

Bàn chân khoèo

Nghiên cứu cho thấy cứ 1.000 trẻ lại có 1 trẻ bị dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh. Bệnh này không làm cho trẻ đau đớn nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng khi trẻ lớn lên như mất cân bằng trầm trọng, việc đứng và đi lại gặp nhiều khó khăn.

1. Bàn chân khoèo bẩm sinh là gì?

Bàn chân khoèo là một dị tật bàn chân xảy ra trong thời kỳ bào thai. Bao gồm phần trước bàn chân nghiêng, xoay trong và bị kéo xuống dưới; phần gót chân bị kéo vào trong, một số cơ và dây chằng bị ngắn lại và co rút.

Dị tật này thường xảy ra ở 2 bên, nếu xảy ra 1 bên thường thấy bên trái nhiều hơn bên phải.

Điều trị dứt điểm bệnh lý bàn chân khoèo ở trẻ là 1 việc vô cùng khó khăn, tuy nhiên nếu được chẩn đoán và điều trị sớm thì khả năng phục hồi chức năng cho trẻ rất cao.

2. Nguyên nhân gây dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh

Hiện tại, nguyên nhân chính gây dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh ở trẻ chưa được xác định rõ. Có thể do:

  • Bất thường về gen: Nếu gia đình có 1 con bị bàn chân khoèo thì khả năng sinh con tiếp theo bị chân khoèo vào khoảng 3-4%. Trường hợp bố và/hoặc mẹ bị bàn chân khoèo thì khả năng sinh ra con bị chân khoèo cũng rất cao.
  • Tư thế bàn chân của bào thai bất thường.
  • Đột biến nhiễm sắc thể: Trẻ bị cứng đa khớp bẩm sinh (bàn chân khoèo, bàn tay khoèo, cứng khớp gối, cứng khớp khuỷu, cứng khớp vai, trật khớp háng…).
  • Bất thường về cấu trúc xương bàn chân bẩm sinh.
  • Bất thường về thần kinh chi phối bàn chân.
  • Trẻ bị thiểu dưỡng khí hoặc thiếu nước ối khi người mẹ mang thai.
  • Yếu tố môi trường như khói thuốc lá, bụi công nghiệp, nhiễm trùng, mắc bệnh viêm nhiễm siêu vi trùng trong quá trình người mẹ mang thai cũng có thể khiến trẻ bị dị tật.
Bào thai
Trẻ bị thiểu dưỡng khí hoặc thiếu nước ối khi người mẹ mang thai có thể là nguyên nhân dẫn đến dị tật bàn chân khoèo

3. Triệu chứng dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh

Các dấu hiệu phát hiện trẻ bị dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh bao gồm:

  • Khép và nghiêng trong phần trước, giữa bàn chân.
  • Bàn chân ở tư thế thuổng (Gập lòng bàn chân).
  • Mép ngoài bàn chân cong.
  • Nếp lằn da sau gót bàn chân rõ.
  • Nếp lằn da phần giữa bàn chân rõ.
  • Khoảng giữa mắt cá trong và xương ghe không sờ thấy.
  • Ngắn ngón chân cái.
  • Cơ cẳng chân có thể bị teo hoặc liệt.
  • Dùng tay không thể đưa bàn chân về vị trí trung gian.
  • Các dị tật khác có thể kèm theo như trật khớp háng, cứng khớp gối, trật khớp xương bánh chè, cứng khớp khuỷu, bàn tay khoèo.

4. Cách chữa bàn chân khoèo bẩm sinh

4.1 Nguyên tắc điều trị

  • Can thiệp sớm ngay sau khi sinh.
  • Can thiệp phục hồi chức năng bàn chân khoèo bẩm sinh toàn diện: bó bột chỉnh hình, bài tập kéo dãn, nẹp chỉnh hình.
  • Khám lại thường quy 6 tháng/lần sau khi kết thúc bó bột để đánh giá tiến triển.

4.2 Mục tiêu can thiệp sớm

  • Nắn chỉnh dần dần biến dạng bàn chân (xoay và nghiêng trong bàn chân) về trung gian.
  • Kéo giãn các cơ, dây chằng bị co rút.
  • Duy trì bàn chân tư thế trung gian sau bó bột.
  • Cải thiện dáng đi đúng về sau.

4.3 Các kỹ thuật phục hồi chức năng

Chân khoèo
Dị tật bàn chân khoèo có thể được điều trị bằng phương pháp Ponseti

4.3.1 Bó bột chỉnh hình theo phương pháp Ponseti

Điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh theo phương pháp Ponseti là một cuộc cách mạng về kỹ thuật bó bột chỉnh hình nắn sửa các biến dạng vùng bàn, cổ chân mà tâm điểm là thay đổi trục xương sên và kéo dãn các dây chằng quanh xương sên.

Chỉ định: trẻ có bàn chân khoèo bẩm sinh < 12 tháng.

  • Trẻ bị bàn chân khoèo bẩm sinh hai bên.
  • Trẻ bị bàn chân khoèo bẩm sinh một bên.
  • Trẻ bàn chân khoèo có bị cứng đa khớp, trật khớp háng…

Chống chỉ định:

  • Trẻ bị thoát vị tủy lớn (có túi thoát vị )
  • Trẻ bị giòn xương bẩm sinh (người thủy tinh )

Kỹ thuật bó bột Ponseti được tiến hành theo các bước:

  • Nghiêng và xoay trong ngoài bàn chân tối đa.
  • Dần chỉnh mũi bàn chân xoay ngoài.
  • Dần nâng lòng bàn chân gấp mặt mu.
  • Chuyển lòng bàn chân nghiêng ngoài với cạnh ngoài bàn chân cao hơn cạnh trong

4.3.2 Phương pháp dùng băng hoặc buộc dây

  • Đặt trẻ nằm ngửa, gập gối.
  • Quấn vải đệm lót quanh bàn chân, gối và đùi.
  • Quấn băng dính phủ lên trên đệm lót từ mép ngoài bàn chân, lên mu bàn chân, xuống lòng bàn chân, qua gối sang phía bên kia (mặt trong đùi, cẳng chân).
  • Quấn băng dính lần 2 quanh cẳng chân để giữ băng dính lần 1.

Lưu ý:

  • Cứ 2-3 ngày thít chặt thêm 1 lớp băng dính mới lên trên lớp cũ.
  • Sau 7 ngày tháo tất cả băng dính và đệm lót ra.
  • Ngày thứ 8 băng lại lần mới như cách mô tả trên.
  • Hàng ngày tập vận động bàn chân trong băng cho trẻ: bài tập kéo giãn thụ động tại khớp cổ chân-bàn chân.

4.3.3 Nẹp chỉnh hình

  • Nẹp dưới gối bằng Polypropylen và giày hoặc dép bên ngoài: được chỉ định ngay sau khi tháo bột.
  • Kiểm tra nẹp định kỳ 2 tháng/lần.
  • Theo dõi và đánh giá thường quy cho đến 3 tuổi.

4.3.4 Vận động trị liệu

Bài tập 1: Xoa bóp vùng ngón chân, mu bàn chân (cơ gấp mu các ngón chân) và phía dưới cẳng chân ( cơ sinh đôi, cơ dép).

Bài tập 2: Bài tập kéo giãn thụ động tại khớp cổ chân-bàn chân: Làm theo thứ tự từ sau bàn chân đến trước bàn chân và khớp cổ chân.

Các bước tiến hành:

  • Bước 1: Kéo nhẹ xương gót xuống phía dưới (kéo giãn gân Asin).
  • Bước 2: Kéo nhẹ xương gót ra phía ngoài (để sửa lại phần trước bàn chân bị nghiêng trong).
  • Bước 3: Kéo nhẹ phần trước bàn chân về phía trước.
  • Bước 4: Đẩy nhẹ xương sên ra phía sau và kéo nhẹ phần trước bàn chân ra phía ngoài để sửa lại phần trước bàn chân bị khép và nghiêng trong.
  • Bước 5: Kéo nhẹ xương gót xuống dưới và đẩy phần trước bàn chân lên trên để sửa lại tư thế cổ chân bị gập mặt lòng.
  • Bước 6: Chỉnh nghiêng trong bàn chân bằng nắn chỉnh 3 điểm: gót kéo ra ngoài, phần trước bàn chân kéo ra ngoài và phần giữa mép ngoài bàn chân đẩy vào trong.

Bài tập kéo giãn thụ động tại khớp cổ chân – bàn chân: Tập trong lúc không bó bột giữa các đợt và trước khi bó bột.

5. Theo dõi và tái khám

Bó bột
Nếu các ngón chân sưng, tím, đau, cần tháo bột ngay tránh hoại tử
  • Khi bó bột: Nếu trẻ khóc, tím tái thì ngừng bó bột.
  • Theo dõi sau bó bột tại nhà: Nếu các ngón chân sưng, tím, đau, cần tháo bột ngay tránh hoại tử.
  • Theo dõi tai biến loét da do đè ép do bột hoặc do nẹp quá chặt hoặc có chỗ sắc cọ vào da trẻ
  • Thời gian bó bột:1 – 2 tuần/đợt, khoảng 4 – 6 đợt
  • Đeo nẹp 1-3 năm tùy mức độ bệnh và kiểm tra để làm lại nẹp khi quan sát trẻ đi nẹp bị chật hoặc có vấn đề (loét, khó đi lại…). Nẹp thường cần được đánh giá và làm lại sau 3 – 6 tháng tùy từng trẻ. Trẻ càng nhỏ, càng cần được kiểm tra nhiều lần hơn.
31 Mar 2020

Viêm cân gan chân

31 Mar 2020

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng đau và tê bì của nhiều ngón tay và bàn tay, đôi khi có thể lan rộng lên cẳng tay hay cánh tay, do dây thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay gây ra.

Thần kinh giữa đi xuống bàn tay qua ống cổ tay, ống này được bao quanh bởi các xương ở cổ tay ở phía sau và dây chằng vòng cổ tay ở phía trước tức phía gan tay. Đấy là một lối đi khá chật hẹp, trong đó có dây thần kinh giữa, các mạch máu và các gân gấp ngón tay.

Triệu chứng

Sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay sẽ gây ra đau, tê bì và/hay loạn cảm của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón nhẫn, còn ngón út không bị. Trong một số trường hợp, đau và tê bì có thể lan rộng lên đến toàn bộ bàn tay hoặc thậm chí đến cổ tay và cẳng tay nhưng hiếm khi qua khuỷu lên đến vai.

Những dấu hiệu này thường xảy ra nặng nhất vào ban đêm và đôi khi có thể đánh thức bạn dậy khi đang ngủ. Các triệu chứng cũng có thể xuất hiện khi bạn làm điều gì đó liên quan đến việc gấp duỗi cổ tay hoặc nâng cánh tay, ví dụ như khi nắm vô-lăng, nắm điện thoại hay sách báo, đánh máy, chơi gôn, thư ký hành chính, chơi cử tạ, thợ mộc, giết mổ thịt… Cuối cùng, bàn tay sẽ bị yếu đi, ảnh hưởng đến vận động và dễ làm rơi các đồ vật.

Nhung dieu can biet ve hoi chung ong co tay hinh anh 1
Dây thần kinh ở ống cổ tay bình thường.

Nguyên nhân

Hội chứng ống cổ tay (HCÔCT) là do dây thần kinh giữa bị chèn ép. Dây giữa chạy từ cẳng tay qua ống cổ tay xuống đến bàn tay. Nó chi phối cảm giác cho ngón cái và ba ngón tiếp theo về phía gan tay. Nó cũng chi phối vận động cho các cơ thuộc mô ngón cái.

Nói chung, những yếu tố gây kích thích hay đè ép dây giữa trong ống cổ tay đều có thể gây ra HCÔCT. Ví dụ, gãy các xương cổ tay có thể làm hẹp ống cổ tay và kích thích dây giữa, hoặc có thể do tình trạng phù và viêm do viêm khớp dạng thấp.

Trong nhiều trường hợp, không có một nguyên nhân đơn độc nào được xác nhận. Thường là do một sự kết hợp của nhiều yếu tố nguy cơ gây ra.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố thường gặp nhất: phù ống cổ tay, trạng thái căng lặp đi lặp lại hay các chấn thương do sử dụng thái quá, tuần hoàn tồi, quá gấp hay quá ngửa cổ tay, mất cân bằng giữa các cơ, thai nghén làm tăng ứ dịch thường là ở quý thứ ba, viêm các gân, chấn thương cổ tay gây chèn ép, nữ giới (có thể do ống cổ tay nhỏ hơn so với nam giới), những người làm một số nghề nghiệp hay chơi các môn thể thao có liên quan nhiều đến cổ tay (người ta ước tính có trên 50% những người này bị HCÔCT), một số trường hợp hay bệnh toàn thân (như: đái tháo đường, mãn kinh, béo phì, suy tuyến giáp và suy thận…) có thể làm tăng nguy cơ bị HCÔCT.

Nhung dieu can biet ve hoi chung ong co tay hinh anh 2
Các yếu tố đúng sai gây nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay.

Chẩn đoán

Căn cứ trên:

– Bệnh sử các triệu chứng.

– Khám thực thể: khám cảm giác các ngón tay và sức mạnh các cơ bàn tay; gấp cổ tay, gõ lên hay đè ép lên dây thần kinh giữa có thể gây ra triệu chứng trên nhiều người bệnh.

– X-quang: chụp cổ tay để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau cổ tay, ví dụ viêm khớp hay gãy xương cổ tay.

– Đo điện cơ: có thể xác định tổn thương cơ và loại trừ các bệnh khác.

– Đo dẫn truyền thần kinh: các xung điện của dây thần kinh giữa bị chậm lại trong ống cổ tay.

Điều trị

HCÔCT nên được điều trị càng sớm càng tốt. Để cho tay được nghỉ thường xuyên hơn, tránh các hoạt động làm xấu thêm triệu chứng và chườm đá để giảm phù.

Thuốc: các thuốc kháng viêm không steroid, các corticosteroid tiêm tại chỗ hay dùng thuốc uống.

Nẹp hay bao cổ tay: dùng nẹp cổ tay ban đêm khi ngủ hoặc bao cổ tay ban ngày khi làm việc.

Các phương pháp điều trị vật lý khác: bấm nắn cột sống, tập Yoga, xoa bóp, điều trị đau bằng laser, các bài tập trượt gân, các bài tập cổ tay…

Điều trị phẫu thuật: khi các phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả, hoặc khi tổn thương chèn ép thần kinh ở mức độ nặng, teo cơ nhiều. Phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay, giải phóng thần kinh giữa bị chèn ép. Có thể được thực hiện bằng phương pháp mổ nội soi hoặc mổ mở.

Phòng bệnh

– Nghỉ ngơi thường xuyên từng thời gian ngắn khi hoạt động sử dụng nhiều đến bàn tay.

– Giữ cổ tay ở tư thế thư giãn trung bình là tốt nhất.

– Các bàn phím/bảng điều khiển được bố trí sao cho an toàn, hiệu quả nơi làm việc: để ngang tầm khuỷu tay hoặc thấp hơn một chút.

– Dùng con chuột đứng cho máy tính, giữ cho cổ tay ở một góc chuẩn thích hợp tối đa.

– Sử dụng bao cổ tay khi cần thiết.

– Giữ bàn tay và cổ tay ấm khi làm việc: dùng găng tay không có ngón.

– Giảm lực và thư giãn khi cầm nắm.

Các bài tập trượt gân

Mục đích là làm tăng tuần hoàn của bàn tay và cổ tay, do đó làm giảm phù và kích thích các mô mềm khỏe hơn (các cơ, các dây chằng và các gân). Tất cả nhằm làm giảm các triệu chứng của HCÔCT.

Nhung dieu can biet ve hoi chung ong co tay hinh anh 3
Bài tập trượt gân.

Giữ cho các gân hoạt động một cách tự do trong ống cổ tay là mục đích đầu tiên của các bài tập này. Các bài tập này không nhằm xây dựng sức khỏe cho bàn tay và cổ tay của bạn.

Một số bệnh nhân lúc đầu cho rằng các bài tập có vẻ đơn giản này có thể không giúp ích gì, nhưng nếu họ kiên trì thực hiện đều đặn cùng với các bài tập khác và các điều trị không phẫu thuật, thí dụ mang các nẹp đêm khi ngủ và dùng các túi cổ tay ban ngày khi làm việc và sử dụng các kem, các gel giảm đau và các túi chườm đá, cuối cùng họ sẽ nhận ra những khác biệt về các triệu chứng của HCÔCT.

Nhung dieu can biet ve hoi chung ong co tay hinh anh 4
Các bài tập phục hồi ống cổ tay.

Những bài tập “trượt” này cũng sẽ giữ cho tầm vận động tốt của các ngón tay và cổ tay.

Điều quan trọng là phải theo đúng trình tự phác họa dưới đây: thực hiện 5 “chu kỳ” 3 hay 4 lần mỗi ngày.

31 Mar 2020

Tennis Elbow

Hội chứng Tennis elbow (hay còn gọi là viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay) là chấn thương thường gặp ở người chơi tennis.

Đây là tình trạng viêm hoặc rách của khối gân cơ duỗi tại vị trí bám của gân cơ vào mỏm lồi cầu ngoài xương cánh tay.

Nguyên nhân gây bệnh

Hội chứng Tennis elbow xảy ra ở những người chơi thể thao dùng nhiều đến khuỷu tay gồm: tennis, cầu lông, golf, bowling, chèo thuyền… Có nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng này như: khởi động không kỹ trước khi luyện tập, kích thước tay cầm của cây vợt quá to hoặc quá nhỏ, kỹ thuật chưa đúng khi chơi tennis, lưới vợt quá căng hay banh quá nặng do ướt nước cũng làm khuỷu tay bị đau nhức hơn bình thường, chơi thể thao khi cơ thể mệt mỏi cũng có thể gây đau cơ bắp…

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện nay không phải chỉ những người chơi thể thao mới bị chứng Tennis elbow, mà một số người làm những công việc đòi sử dụng lặp đi lặp lại và mạnh mẽ của cơ bắp cẳng tay như họa sĩ, thợ sơn, thợ mộc, thợ ống nước, thậm chí người đầu bếp hay người nội trợ chặt thịt cũng dễ bị hội chứng Tennis elbow.

Hầu hết những người bị hội chứng Tennis elbow ở độ tuổi từ 30 – 50, mặc dù ai cũng có thể bị chứng Tennis elbow nếu họ có các yếu tố nguy cơ.

Dấu hiệu nhận biết

Những dấu hiệu của hội chứng Tennis elbow phát triển theo thời gian. Đa phần triệu chứng đau bắt đầu yếu nhẹ và chậm trong vài tháng. Thường không có chấn thương đặc hiệu liên quan tới triệu chứng. Những triệu chứng hay gặp là đau hoặc viêm đỏ trên phần ngoài của khuỷu, đau tăng dần khi dùng lực đối kháng trong động tác duỗi khuỷu.

Triệu chứng trên thường yếu với hoạt động cẳng tay, như là cầm vợt, đánh rờ-ve hoặc bắt tay. Tay thuận thường bị ảnh hưởng, tuy nhiên không loại trừ cả 2 tay. Nếu nặng hơn, đau xuất hiện thường xuyên kể cả khi không chơi thể thao, đau khi cầm vật nặng và ngay cả khi lái xe.

Những điều nên và không nên làm khi bị đau cơ elbow

Khi bị đau cơ elbow, người bệnh nên ngừng chơi thể thao để cơ thể có thời gian hồi phục. Không nên cố gắng chơi tiếp hoặc vận động khi bị đau cơ elbow vì có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn do rách gân, máu bầm ra nhiều hơn.

Chườm lạnh có tác dụng giảm đau. Nên chườm lạnh tầm 10 – 15 phút, có thể làm 4 – 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 giờ. Nếu đau nhiều nên băng treo tay bất động tạm thời. Có thể dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm uống thông thường.

Không nên xoa bóp với các loại dầu nóng, thuốc xoa bóp, hoặc đi nắn sửa không đúng sẽ gây viêm mạn tính tại chỗ, rất khó điều trị sau này.

Điều trị

Nếu đã dùng những phương pháp trên nhưng tình trạng đau cơ elbow vẫn không đỡ, bạn nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và chữa trị kịp thời. Tùy từng tình trạng chấn thương mà bác sĩ có thể kê toa thuốc đặc trị giúp giãn cơ, tan máu bầm, và kháng viêm tại chỗ; hoặc có thể chích thuốc kháng viêm có chứa steroid tại chỗ viêm, hoặc phải phẫu thuật hay nội soi lấy mô viêm trong gân trong trường hợp nặng, hoặc tái phát nhiều lần mà các biện pháp trên không hiệu quả sau 3 tháng điều trị.

Ngày nay với sự phát triển của phẫu thuật nội soi, với những ưu điểm như đường mổ nhỏ, ít đau, ít xâm lấn, phẫu thuật nội soi ngày càng được ứng dụng trong điều trị hội chứng Tennis elbow.

Phòng ngừa

Để phòng tránh chấn thương loại này, với người chơi tennis, nên điều chỉnh vợt phù hợp với kích thước tay cầm và không nên để vợt quá căng hay banh quá nặng. Khởi động, làm nóng thật kỹ. Sửa chữa kỹ thuật cho đúng, đặc biệt là cú trái tay. Nên đeo băng giảm chấn khi chơi.

Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, nên thường xuyên tập luyện các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu.

Sau khi hồi phục chấn thương cơ elbow, nên chơi thể thao với lượng thời gian từ từ tăng dần, từng bước hồi phục lại khả năng tập luyện và không chơi quá sức.

31 Mar 2020

Thoái hóa khớp háng

Bệnh thoái hóa khớp háng thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Bệnh gây đau, biến đổi cấu trúc khớp, có thể dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị tích cực.

1. Thoái hóa khớp háng là gì?

Thoái hóa khớp háng là bệnh lý chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, là hậu quả của tuổi tác và tình trạng mài mòn khớp kéo dài. Bệnh nhân thoái hóa khớp háng thường bị đau đớn kéo dài, cấu trúc khớp bị biến đổi và thậm chí là tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống cũng như tạo thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nếu được chẩn đoán, điều trị sớm, bệnh sẽ phát triển chậm lại, giảm triệu chứng đau đớn, bệnh nhân khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ tàn phế.

2. Phân loại bệnh thoái hóa khớp háng

thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý chủ yếu gặp ở người lớn tuổi

Thoái hóa khớp háng nguyên phát: chiếm 50% trường hợp, hay gặp ở người trên 60 tuổi.

Thoái hóa khớp háng thứ phát: được phân thành các dạng nhỏ sau:

  • Thoái hóa khớp háng sau chấn thương như: gãy cổ xương đùi, trật khớp háng hoặc vỡ ổ cối.
  • Thoái hóa khớp háng sau biến dạng mắc phải coxa plana hoặc sau khi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.
  • Thoái hóa khớp háng trên nền dị dạng cũ: trật khớp háng, thiểu sản khớp háng,…

3. Nguyên nhân thoái hóa khớp háng

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp háng, bao gồm nguyên nhân nguyên phát (chủ yếu gặp ở người cao tuổi, chiếm tỉ lệ cao nhất) và nguyên nhân thứ phát. Nguyên nhân thứ phát gồm:

  • Tiền sử khớp háng bị viêm do thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao.
  • Chấn thương khớp háng do lao động, tập luyện, chơi thể thao, ngã khi leo cầu thang,…
  • Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không được điều trị dứt điểm nên khi bước sang tuổi trung niên dễ bị thoái hóa khớp háng.
  • Thoái hóa khớp háng do từ khi sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới.
  • Thoái hóa khớp háng do biến chứng của các bệnh khác như gút, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,…

4. Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa khớp háng

thoái hóa khớp háng
Người bệnh bị đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi
  • Bệnh nhân thường đi lại khó khăn, đi khập khiễng do khớp háng chịu trọng lực cơ thể nhiều nhất.
  • Người bệnh bị đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đôi khi có thể xuống khớp gối, ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi; đau tăng khi cử động hoặc đứng lâu.
  • Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mỏi và tê cứng khi vận động hoặc co duỗi khớp háng.
  • Giảm biên độ vận động khớp háng, ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt hằng ngày như ngồi xổm, đi vệ sinh, buộc dây giày,…
  • Xuất hiện những cơn đau nhói mỗi khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng, khi nghỉ ngơi sẽ hết đau.
  • Bước sang giai đoạn sau, những cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi vừa thức dậy và đau mỏi hơn về chiều tối. Cơn đau xuất hiện khi người bệnh đột ngột đổi tư thế từ ngồi sang đứng, đau nhiều khi di chuyển. Về sau, bệnh nhân đau kể cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng

  • Nếu mắc bệnh viêm, chấn thương hoặc tật bẩm sinh ở khớp háng, người bệnh nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp khi lớn tuổi.
  • Người đã bị thoái hóa khớp háng có thể phòng ngừa, hạn chế các cơn đau bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, ốc, cua, dầu cá,…
thoái hóa khớp háng
Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để phòng ngừa thoái hóa khớp háng
  • Đồng thời, bệnh nhân thoái hóa khớp háng nên duy trì tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm và thức dậy sớm.
  • Cần điều trị triệt để các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp hàng như bệnh gút,…

Bệnh thoái hóa khớp háng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị tích cực. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ thoái hóa khớp háng, người bệnh nên sớm đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả.

31 Mar 2020

Thoái hóa khớp gối

31 Mar 2020

Đứt dây chằng chéo gối

Chấn thương dây chằng là tình trạng phổ biến, thường gặp trong các tai nạn lao động và hoạt động thể thao. Nhiều người bị đứt dây chằng chéo đầu gối nhưng không biết khiến cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, và có nguy cơ tiến triển thành biến chứng nặng.

1. Cấu tạo của khớp gối

Khớp gối là khớp yếu nhất của cơ thể, đây là khớp bản lề, với 3 khớp, gồm: khớp chày – đùi, khớp chè – đùi và khớp chày – chè. Các yếu tố cân cơ, dây chằng, bao khớp giúp vững khớp gối.

Khớp gối gồm có 4 dây chằng: Dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài và dây chằng bên trong. Vì khớp gối lỏng lẻo nên thường bị chấn thương như trật khớp, đứt dây chằng, gãy xương,….Đứt dây chằng chéo đầu gối là tổn thương hay gặp nhất.

Khớp gối được cấu tạo bởi đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày. Để giảm bớt lực tải trên sụn khớp, hai mảnh sụn chêm trong và ngoài được gắn trên mâm chày. Khớp gối phải chịu sức nặng khi đi, đứng…và các lực tải lên khớp gối rất lớn.

Nhờ hệ thống dây chằng bao khớp, khớp gối được giữ vững. Khi đầu gối bị chấn thương, xương có thể bị gãy, một hoặc nhiều dây chằng đầu gối bị đứt hoặc giãn khiến cho gối bị lỏng.

2. Hậu quả của đứt dây chằng chéo đầu gối

Đau khớp
Đứt dây chằng đầu gối để lâu, người bệnh không thể thực hiện được các động tác phức tạp trong sinh hoạt cũng như các hoạt động thể dục thể thao

Đứt dây chằng đầu gối để lâu, người bệnh không thể thực hiện được các động tác phức tạp trong sinh hoạt cũng như các hoạt động thể dục thể thao…Bên cạnh đó, nếu tình trạng này kéo dài còn gây tổn thương thứ phát các thành phần khác trong khớp gối như rách sụn chêm, giãn các dây chằng còn lại, bề mặt sụn khớp bị bong tróc, thoái hóa khớp…

Khi người bệnh bị đứt dây chằng gối kéo dài, khớp gối bị hạn chế cử động khiến cơ đùi bị teo.

Mâm chày sẽ bị lệch ra trước so với xương đùi, khiến cho khớp gối bị mất vững, người bệnh đi lại khó khăn nếu dây chằng chéo đầu gối bị đứt.

Khớp gối mất vững khiến cho mâm chày trượt ra trước so với lồi cầu đùi khiến cho sụn chêm bị kẹt giữa 2 xương bị rách. Sụn chêm sẽ càng bị rách rộng thêm nếu hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại.

Đứt dây chằng chéo đầu gối khiến cho khớp gối bị thay đổi động học khiến cho phân phối lực của lồi cầu xương đùi xuống mâm chày thay đổi bất thường dẫn đến sụn khớp bị tổn thương. Hệ quả là khớp gối bị thoái hóa.

3. Triệu chứng đứt dây chằng chéo đầu gối

Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi bị đứt dây chằng chéo đầu gối như:

  • Nghe thấy tiếng rắc sau khi bị chấn thương, đầu gối bị sưng nề, vận động trở nên khó khăn. Các triệu chứng này sẽ tự hết sau vài tuần.
  • Lỏng gối: Người bệnh cảm giác đi lại khó khăn, chân yếu; chân bên gối lỏng khó khăn khi đứng trụ; dễ vấp ngã khi chạy nhanh; khi leo cầu thang, cảm giác chân không thật, khó khăn bước lên, bước xuống.
  • Teo cơ: Do teo cơ nên bên đùi bị chấn thương sẽ nhỏ hơn so với bên lành. Do người bệnh ít vận động do đau bởi khớp gối bị lỏng lẻo nên triệu chứng này thường xuất hiện muộn. Những người ít vận động như nhân viên văn phòng, học sinh… thường dễ xảy ra tình trạng teo cơ.

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng tổn thương dây chằng chéo đầu gối thông qua chụp X -quang, chụp MRI.

4. Nguyên nhân bị đứt dây chằng chéo đầu gối

Đứt dây chằng chéo đầu gối xảy ra do chấn thương trực tiếp và chấn thương gián tiếp. Chấn thương trực tiếp chiếm tới khoảng 30% khi va chạm trực tiếp vào vùng gối hoặc chơi các môn thể thao như đá bóng, bóng chuyền..hay tai nạn giao thông va chạm vùng đầu gối.

Chấn thương gián tiếp là nguyên nhân gây nên đứt dây chằng chéo đầu gối thường gặp nhất. Chẳng hạn như bạn đang chạy thì dừng hoặc chuyển hướng một cách đột ngột trong khi bàn chân vẫn giữ nguyên.

Nội soi rửa khớp gối
Chấn thương trực tiếp chiếm tới khoảng 30% khi va chạm trực tiếp vào vùng gối hoặc chơi các môn thể thao

5. Điều trị đứt dây chằng chéo đầu gối

Khi bạn bị đứt dây chằng chéo đầu gối, cách điều trị tốt nhất là bạn nên phẫu thuật tái tạo dây chằng bị đứt, từ 1 tuần đến 2 tháng sau khi dây chằng bị đứt là thời gian thích hợp.

Đối với trường hợp bị đứt dây chằng chéo trước hoàn toàn, thực hiện phẫu thuật tạo hình dây chằng chéo trước để chức năng khớp gối được cải thiện và ngăn ngừa các tổn thương thứ phát do đứt dây chằng chéo trước gây ra.

Với trường hợp bị đứt dây chằng chéo trước không hoàn toàn nhưng bên còn lại không còn đủ giữ vững khớp gối cũng có thể chỉ định phẫu thuật tạo hình đứt dây chằng chéo trước.

Đặc biệt sau mổ, bạn phải tập phục hồi chức năng để giúp dây chằng mới được máu nuôi sống tốt, khỏe, đủ để giữ vững khớp gối. Nếu bạn luyện tập không đúng phương pháp, dây chằng mới sẽ bị chết.