Đau vùng chậu khi mang thai và đau thắt lưng đều có thể do một số yếu tố liên quan đến những thay đổi xảy ra tự nhiên trong cơ thể bạn khi mang thai, bao gồm:

  • Sự gia tăng trọng lượng và thay đổi trọng tâm của trục cơ thể
  • Mất cân bằng của hệ cơ bắp và mệt mỏi
  • Một số các Hormon tăng lên trong thai kì.

Nguyên nhân tự nhiên của đau lưng khi mang thai

Những thay đổi phổ biến do mang thai có thể gây đau lưng bao gồm:

  1. Tăng cân. Mang thai có thể khiến bạn tăng một phần tư trọng lượng cơ thể, gây thêm sự căng thẳng cho vùng lưng và các cấu trúc chịu trọng lượng khác.
  2. Thay đổi trọng tâm chịu lực trong thai kỳ. Xảy ra thứ phát sau tình trạng tăng cân, trọng tâm thường thay đổi đi ra phía trước cơ thể  hoặc đôi khi lại dồn ép về phía sau. Sự thay đổi trong trọng tâm của cơ thể dẫn đến:
  3. Mất cân bằng hệ cơ bắp. Sự mất cân bằng này tạo ra sự căng thẳng đối với các cấu trúc chịu trọng lượng trong cơ thể và có thể vấn đề càng nặng nề hơn nếu xảy ra trên một hệ cơ lưng bụng vốn yếu và không linh hoạt.
  4. Cơ bắp mệt mỏi nhanh hơn bình thường. Mỏi cơ thường dẫn đến tư thế xấu và / hoặc làm cho tư thế xấu thậm chí còn tồi tệ hơn.
  5. Hormon tăng (relaxin và estrogen). Các hormon liên quan đến thai kỳ có thể gây ra vấn đề bằng cách làm cho các khớp trục trở nên lỏng lẻo, đặc biệt là ở khung chậu. Những sự gia tăng nội tiết tố này, cùng với trọng lượng gia tăng và thay đổi trọng tâm, góp phần làm giảm sự hỗ trợ của xương khớp vùng cột sống.

Các hoạt động có thể gây đau lưng khi mang thai

Một số hoặc tất cả các yếu tố này có thể gây đau khi mang thai ở thắt lưng hoặc xương chậu, đặc biệt là với các hoạt động tạo ra tải trọng không đối xứng của cột sống, xương chậu và hông. Các hoạt động phổ biến gây ra tải trọng không đồng đều lên cột sống bao gồm:

  • Đi bộ và chạy
  • Lăn lộn trên giường
  • Uốn cong về phía trước
  • Vặn xoắn người
  • Nâng vật nặng
  • Chuyển hướng khi leo cầu thang