Phòng Khám Điều Trị Chuyên Sâu Cột Sống
55/94 Thành Mỹ, Phường 8, Q. Tân Bình
31 Mar 2020

Đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là một trong các bệnh phổ biến nhất được điều trị hiệu quả tại Dr Spine. Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở thắt lưng, mông, lan dọc xuống chân, đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân (gọi là dây thần kinh tọa). Nếu không điều trị đau dây thần kinh tọa tận gốc, người bệnh có thể bị suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh tọa là do chèn ép dây thần kinh, gây ra bởi thoát vị đĩa đệmthoái hóa cột sống, hoặc viêm khớp. Những rối loạn thường gây đau dây thần kinh tọa gồm trật đốt sống thắt lưng, do mang thai, do khối u. Cũng có những bệnh hoặc lý do không liên quan tới cột sống như tiểu đường, táo bón, ngồi trên ví để trong túi sau cũng gây đau dây thần kinh tọa.

đau dây thần kinh tọa Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau dây thần kinh tọa

Một nguyên nhân khá phổ biến nữa là hội chứng đau cơ piriformis, còn gọi là đau cơ hình lê hay cơ tháp chậu hông, là một cơ trong cơ mông. Cơ này nằm ở phần dưới cột sống, nối với xương đùi và hỗ trợ cho khớp háng vận động. Dây thần kinh tọa chạy dưới cơ hình lê vốn dễ bị tổn thương bởi các chấn thương do ngã, trượt, viêm khớp háng, hoặc do mất cân bằng độ dài hai chân; và vì vậy dẫn tới co thắt vùng cơ này.

Triệu chứng đau dây thần kinh tọa

  • Đau thắt lưng, lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ, tăng lên khi người bệnh vận động quá sức, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.
  • Ngoài triệu chứng đau, người bệnh có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vực bị đau.

Cách điều trị đau dây thần kinh tọa không dùng thuốc

Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh không thể nào khỏi bệnh. Hơn nữa, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng gan, thận và dạ dày… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân để tìm được liệu trình điều trị thích hợp.

Dr SPINE – Chăm Sóc Cột Sống Của Bạn

30 Mar 2020

Đau lưng cơ năng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau lưng cơ năng là là triệu chứng đau đơn thuần, thường xuất phát từ một nhóm cơ nào đó của cổ, vai hay lưng bị co thắt. Cũng có khi giãn dây chằng hay bong gân trong cấu trúc cột sống, nhưng nhẹ, thường khu trú nơi cơ lưng lớn, hay cơ vai gáy.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng cơ năng

  • Do phải mang vác vật nặng, sai tư thế gây đau ở đoạn thắt lưng, có nhiều khả năng do bong gân, giãn dây chằng, co cứng cơ.
  • Ngồi, đứng sai tư thế trong thời gian kéo dài, mang giầy cao gót, bắt cơ lưng phải gồng lâu trong tư thế quá tải, các cơ co rút gây đau.
  • Nằm ngủ gò bó, sai tư thế, gối đầu quá cao …
  • Do stress: kèm theo các dấu hiệu của tình trạng strees là đau mỏi vai và phần trên lưng khi căng thẳng, buồn phiền hay lo lắng quá mức.
  • Gặp lạnh đột ngột
  • Phụ nữ trong thời kỳ có kinh hoặc có thai thường đau ở vùng thắt lưng do biến đổi chuyển hóa có tính sinh lý.

Bệnh Đau Lưng Cơ Năng Có Nguy Hiểm Không

Đau lưng cơ năng tác động đến sức khỏe người bị rất nhiều gây ra chứng đau âm ỉ làm cho người bệnh gặp khó khăn hầu hết khi chuyển động, rồi bị hạn chế
Cơn đau xuất hiện vào ban đêm dẫn đến mất ngủ, lâu dài làm mất tâm trung, suy giảm trí nhớ, khả năng bị trầm cảm gấp 5 lần so với người bình thường
Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng, chất lượng tình dục suy giảm, sứt mẻ quan hệ
Chậm trễ trong việc điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tê bì mất cảm giác chi dưới, chèn ép thần kinh làm rối loạn đi tiểu

Cách Điều Trị Bệnh Đau Vai Gáy Cơ Năng

  • Nằm nghỉ ngơi thư giãn khi có dấu hiệu bị đau nên nằm nghỉ thư giãn trên giường cứng, không gối đầu, lót 3 gối trụ tròn nhỏ tại ba nơi dưới cột sống cổ, dưới  thắt lưng, dưới kheo. Thỉnh thoảng xoay nghiêng người sang phải, sau khi thấy mỏi nghiêng trái, khi nằm nghiêng nhớ kê gối nơi đầu.
  • Kéo giãn cột sống: Hằng ngày đu hai tay trên xà trong vòng 5 – 10 phút. Nếu có điều kiện, có thể bơi trong bể nước nóng cũng có tác dụng rất tốt.
  • Xoa bóp: phải nắm vững kỹ thuật xoa bóp theo đúng chuyên khoa Y học cổ truyền xoa, hay kỹ thuật chuyên khoa vật lý trị liêu. Mỗi ngày làm khoảng 2-3 lần, mỗi lần 30 phút.
  • Chườm nóng hay chườm lạnh: đau do lạnh, do cảm cúm thì chườm nóng. Đau do trì trệ, co thát cơ thiếu máu cục bộ, người có tính nhiệt thì chườm lạnh. Mỗi ngày 2 lần.
  • Không cho cơ lưng làm việc liên tục lâu, giữ 1 tư thế lâu phải có khoảng nghỉ, ít nhiều tùy người, thường là 1 giờ.
  • Sử dụng đai lưng cột sống hỗ trợ điều trị

Đề Phòng Đau Lưng Cơ Năng

  • Duy trì tập luyện vận động cơ vùng bụng và lưng, đi thẳng
  • Tư thế làm việc khoa học, ngồi thẳng vuông góc
  • Ngồi lâu nên chọn ghế chắc chắn vừa tầm chiều cao
  • Tránh mang vác, khiêng đồ nặng bằng tư thế sai, giảm cân (nếu thừa cân)
  • Luôn giữ các đồ vật nên ngang khuỷu tay khi đứng làm việc
  • Chọn đệm phẳng độ cứng vừa phải

Dr SPINE – Chăm Sóc Cột Sống Của Bạn

30 Mar 2020

Đau mỏi vai gáy

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu. Bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng và có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy.

Với bệnh đau cổ vai gáy, ban đầu bệnh nhân có cảm giác đau nhẹ, mỏi vùng vai gáy và hạn chế vận động ở vùng cổ gáy, vùng đầu, tình trạng này thường xuất hiện tự phát hoặc sau khi lao động nặng.

Nguyên nhân bệnh Đau cổ vai gáy

Bệnh đau cổ vai gáy khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thoái hóa, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ, thiểu năng vành, u đỉnh phổi… Bệnh thường xuất hiện sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng hoặc bị nhiễm lạnh. Bệnh sẽ tăng khi đứng, đi, ngồi lâu hoặc ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ, khi thời tiết thay đổi; bệnh sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Triệu chứng bệnh Đau cổ vai gáy

Bệnh đau cổ vai gáy thường có các triệu chứng mang tính cơ học, đó là:

  • Hiện tượng đau tăng lên khi đứng, đi lại, ngồi lâu, vận động cột sống cổ, các triệu chứng đau sẽ tăng lên khi thay đổi thời tiết.
  • Các triệu chứng đau sẽ lan xuống cả bả vai, làm cho cánh tay, cẳng tay và ngón tay bị tê mỏi rất khó chịu, thậm chí chỉ cần sờ vào cũng có cảm giác như tê cứng bì, đây là biểu hiện tăng cảm giác. Khi bị đau quá mức, chỉ cần đi lại nhẹ nhàng cũng đủ gây ảnh hưởng, gây đau vùng cổ, vai, gáy.

Bệnh đau cổ vai gáy nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ của người bệnh.

Đường lây truyền bệnh Đau cổ vai gáy

Bệnh đau cổ vai gáy không lây truyền từ người này sang người khác.

Đối tượng nguy cơ bệnh Đau cổ vai gáy

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đau cổ vai gáy như:

  • Những người làm công việc văn phòng, lái xe, lao động nặng thường mắc phải bệnh này.
  • Những đối tượng bị tác động từ bên ngoài, các tác động bệnh lý bên trong cơ thể như những người bị thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư vùng cổ cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau mỏi vai gáy triền miên cho người bệnh.
  • Những người bị bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy, do thay đổi thời tiết.a

Phòng ngừa bệnh Đau cổ vai gáy

Để phòng ngừa bệnh đau cổ vai gáy có thể kể đến một số biện pháp sau:

  • Có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp, lựa chọn các bài tập vừa sức, phù hợp với sức khỏe của bản thân.
  • Cần có chế độ làm việc hợp lý, nên vận động và nghỉ giải lao khi ngồi lâu.
  • Có tư thế đúng khi ngồi đọc sách, học bài, đánh máy, cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cần ăn đủ chất, bổ sung một số khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như: như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,…

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Đau cổ vai gáy

Để chẩn đoán bệnh có thể dựa vào các phương pháp sau:

  • Kiểm tra tiền sử bệnh để loại trừ các khả năng bệnh khác;
  • Khám lâm sàng.

Các biện pháp điều trị bệnh Đau cổ vai gáy

Có nhiều cách để điều trị đau cổ vai gáy, tùy thuộc vào mức độ của bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp, vậy đau cổ vai gáy phải làm sao?

  • Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu cần tránh cố gắng xoay đầu, xoay c, không ngồi quạt điện hoặc điều hòa để tránh co cứng cơ và đau dữ dội hơn, khi đi ngủ, chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại hoặc xoa bóp nhẹ nhàng 10-15 phút, sau 2-3 ngày bệnh sẽ tự hết.
  • Khi bệnh ở mức độ vừa, tức là mức độ kích thích dây thần kinh lớn hơn, các biểu hiện bị đau cổ vai gáy bên phải hoặc đau cổ vai gáy bên trái rõ ràng hơn cần phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ như: thuốc giảm đau, chống viêm non-steroid như diclofenac, ibuprofen, paracetamol, aspirin hoặc dùng miếng dán salonpas để giảm được triệu chứng vùng này.
  • Ở mức độ bệnh nặng cần sử dụng các biện pháp châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh.
  • Bệnh đau cổ vai gáy không phải là bệnh khó chữa, cần điều trị sớm, nếu điều trị sai, điều trị muộn sẽ có nguy cơ cao phải nhập viện.

20 Oct 2015
chan-doan-dau-that-lung

CHẨN ĐOÁN ĐAU THẮT LƯNG

Để thực hiện chẩn đoán chính xác xác định nguyên nhân cơ bản của cơn đau lưng, người bác sĩ phải tập hợp rất nhiều thông tin từ bệnh nhân,  không chỉ liên quan đến các triệu chứng, mà còn khám vafcacs xét nghiệm cận lâm sàng chuyên khoa phù hợp khác, tất cả đều rất quan trọng trong việc hướng dẫn điều trị.

Nền tảng của quá trình chẩn đoán chính là bệnh nhân mô tả chi tiết về các triệu chứng và tiền căn y khoa. Từ thông tin này, bác sĩ thường sẽ có một ý tưởng chung về nguồn gốc của cơn đau bệnh nhân, từ đó cho ra các xét nghiệm hay cận lâm sàng phù hợp để hỗ trợ chẩn đoán…

Read More

20 Oct 2015

Thoát vị đĩa đệm

16 Oct 2015

Vẹo cột sống

15 Oct 2015

Đau lưng mẹ bầu

Đau lưng khi mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu do sự phát triển của thai nhi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống cũng như vùng xương chậu của mẹ. Vùng thường bị đau nhất là vùng thắt lưng và khớp vùng chậu. Thông thường những phụ nữ đau lưng trước hoặc trong khi mang thai khả năng cao sẽ tiếp tục đau lưng sau khi sinh. Dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường, có những cách nào để mẹ đỡ các cơn đau lưng này?

1. Nguyên nhân

  • Thay đổi hormon

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormon relaxin có tác dụng giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vùng chậu bao gồm các cơ, dây chằng vùng lưng dưới. Các cơ, dây chằng này không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở dẫn đến căng cơ, căng dây chằng và gây đau. Khung chậu giãn nở làm giảm sự liên kết của cho các khớp xương thiếu đi sự liên kết, lỏng lẻo dẫn đến tình trạng đau.

  • Tăng cân

Sự phát triển của thai nhi và cân nặng của thai phụ ngày càng tăng khiến cho cột sống, khung xương chậu phải gánh sức nặng này khiến mẹ bầu bị đau lưng.

  • Thay đổi tư thế

Trong thời kỳ mang thai, tử cung lớn dần cùng với thai nhi làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn, trọng tâm của cơ thể thay đổi. Để giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển, mẹ bầu thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức.

Ngoài ra, các mẹ bầu thích ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể khiến lưng chịu áp lực lớn. Nhiều người có thói quen chống tay vào lưng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi di chuyển cũng khiến vùng lưng bị tổn thương.

  • Căng thẳng

Khiến các cơ trong cơ thể không có cơ hội thư giãn, hồi phục và luôn trong tình trạng căng cứng, lâu dần cơ sẽ mệt và lại căng hơn gây đau lưng.

Căng thẳng khi mang bầu cũng là nguyên nhân dẫn đến đau lưng
  • Các cơ vùng bụng yếu đi

Các cơ vùng bụng có vai trò chịu sức ép từ cơ thể khi các mẹ nằm sấp và co giãn linh hoạt khi các mẹ gập người lại. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, các cơ này yếu ớt và bị kéo giãn quá cỡ do sự lớn dần của thai nhi khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau đớn cho các mẹ bầu.

  • Vị trí của thai nhi

Vào cuối thai kỳ, thai nhi đạt đến cân nặng tối đa để chuẩn bị chào đời khiến những cơ đau lưng tăng lên. Và nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.

  • Động thai

Ra huyết nâu hay đỏ tươi, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng và đau mỏi vùng thắt lưng là những triệu chứng của động thai. Vậy nên nếu mẹ bị đau lưng kèm theo những triệu chứng trên thì hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Đau thần kinh tọa

Đau lưng có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: Xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của mẹ bầu đã bị giảm chức năng.

2. Chế độ sinh hoạt cải thiện tình trạng đau lưng của mẹ bầu

  • Tập thể dục

Luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội…nhằm giúp cơ thể được khỏe mạnh, xương khớp được dẻo dai, hỗ trợ mẹ trong quá trình sinh nở được dễ dàng hơn.

  • Cải thiện tư thế

Tập đi đứng đúng tư thế và chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.

Khi ngồi, ghế nên có miếng đệm lót để tựa lưng, đặt chân lên một chồng sách hoặc ghế và ngồi thẳng, với vai của bạn xuôi xuống

Nằm ngủ, đệm không nên quá cứng hoặc quá mềm. Nằm nghiêng sang bên trái giúp máu – oxy và dưỡng chất lưu thông tới thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ một cách hiệu quả nhất và còn giúp giảm áp lực đè lên vùng lưng, thắt lưng và xương chậu. Nên sử dụng gối bà bầu để nằm nghiêng ở tư thế thoải mái

Cải thiện tư thế khi ngủ giúp cải thiện tình trạng đau lưng
  • Không mang vác vật nặng
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh vùng thắt lưng, tắm bằng nước ấm giúp giảm đau lưng hiệu quả.
  • Massage trị liệu vùng lưng và toàn thân cho bà bầu giúp các cơ ở lưng và chân được co giãn và tạo độ đàn hồi nhờ đó bà bầu sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đi triệu chứng đau lưng đang gặp.
  • Nên đi giày có đế bằng và thấp, có độ rộng và mềm mại, vừa chân. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, mặc quần đặc biệt dành cho bà bầu với đường thắt lưng thấp và có thể hỗ trợ vùng bụng.
  • Mẹ bầu vẫn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc các loại cao dán (salonpas).Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau này để tránh gây hại cho thai nhi. Không dùng miếng dán giảm đau lên phần lưng có vết thương hở hoặc những thai phụ hay bị dị ứng, mẩn đỏ trên da cũng không nên dùng các loại cao dán này
  • Từ tháng thứ 7 thai kỳ, khi bụng bầu đã khá lớn, các mẹ nên sử dụng đai đỡ bụng cho bà bầu để hỗ trợ việc nâng đỡ cho lưng.
  • Cân đối chế độ ăn uống tránh tăng cân quá mức, không ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
  • Bổ sung canxi và magie từ thực phẩm: rau xanh, các loại đậu, sữa… và từ các loại thuốc, thực phẩm chức năng dành cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ để cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.

3. Mẹ nên đi khám bác sĩ nếu thấy các triệu chứng:

  • Đau lưng liên tục không thể giảm đau.
  • Đau ngày càng tăng làm bạn hết sức căng thẳng.
  • Đau lưng kèm các triệu chứng khác như sốt, chảy máu âm đạo hoặc cảm giác bạn sẽ sinh sớm.
  • Cảm giác đau buốt hay rát khi đi tiểu.
  • Phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên hoặc thuốc giảm đau cũng không làm bạn dễ chịu được.

4. Một số bài tập giúp cải thiện tư thế

Bài tập 1:

  • Mẹ bầu ở tư thế đứng thẳng lưng, chân mở rộng ngang vai, đầu gối cong nhẹ, 2 tay chống lên đùi.
  • Giữ nguyên tư thế đồng thời hít sâu.
  • Lặp lại động tác 4 lần.

Bài tập 2:

  • Mẹ bầu trong tư thế đứng, 1 chân bước lên phía trước, tay đỡ sau lưng.
  • Hít vào thở ra đều đặn.
  • Đổi chân. Lặp lại động tác mỗi chân 4 lần.

Bài tập 3:

  • Mẹ bầu nằm nghiêng 1 bên, tay dưới hướng lên phía trên, lòng bàn tay mở ra.
  • Hít sâu, đồng thời đưa chân phía trên và tay dưới lên cao.
  • Thở ra, hạ tay và chân xuống.
  • Lặp lại động tác tương tự với bên còn lại. Mỗi bên khoảng 4-6 lần.

Bài tập 4:

  • Mẹ bầu ngồi thẳng lưng, khoanh 2 chân sao cho 2 lòng bàn chân chạm vào nhau.
  • Đặt 2 bàn tay nhẹ nhàng lên 2 đầu gối
  • Nâng 2 đầu gối lên rồi đặt 2 đầu gối xuống sàn sao cho lưng thẳng.
  • Giữ từng tư thế khoảng 30 giây.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này các bạn đọc có thể biết được các nguyên nhân dẫn đến đau lưng khi mang bầu, từ đó đưa ra các giải pháp phòng tránh và chữa trị đau lưng khi mang bầu.

Dr SPINE – Chăm Sóc Cột Sống Của Bạn

22 Sep 2015

Trượt đốt sống

Trượt đốt sống thắt lưng tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng bệnh lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân bị trượt đốt sống thắt lưng cần được phát hiện và điều trị sớm, không nên chủ quan và xem nhẹ các triệu chứng bệnh.

 

1. Trượt đốt sống thắt lưng là gì?

Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trên trượt ra trước hoặc ra sau so với đốt sống dưới. Tình trạng này khiến bệnh nhân đau thắt lưng, đi đứng khó khăn, và thường đau lan xuống một hoặc hai chân.

Theo Wiltse – Newman, trượt đốt sống thắt lưng – cùng được chia thành 6 loại:

  1. Trượt đốt sống bẩm sinh
  2. Trượt đốt sống do khuyết eo
  3. Trượt đốt sống do thoái hóa
  4. Trượt đốt sống do bệnh lý
  5. Trượt đốt sống do chấn thương
  6. Trượt đốt sống sau phẫu thuật

2. Mức độ của trượt đốt sống thắt lưng

Theo tác giả Meyerding, trượt đốt sống được chia thành 5 mức độ. Mức độ trượt được xác định bằng tỉ lệ dựa trên phim X quang quy ước ở tư thế nghiêng. Tỷ lệ trượt được tính bằng khoảng cách trượt với độ rộng của thân đốt sống trượt.

  • Độ 1: trượt 0 – 25% thân đốt sống.
  • Độ 2: trượt 26 – 50% thân đốt sống.
  • Độ 3: trượt 51 – 75% thân đốt sống.
  • Độ 4: trượt 76 – 100% thân đốt sống.
  • Độ 5: trượt hoàn toàn, đốt trên hoàn toàn rời khỏi bề mặt thân đốt dưới.

3. Triệu chứng trượt đốt sống thắt lưng

Trong giai đoạn đầu, thường bệnh nhân không có triệu chứng hoặc chỉ có đau lưng thoáng qua.

Giai đoạn đau thắt lưng: đau lưng nhiều, đau khi bệnh nhân đi, đứng lâu, cúi ngửa cột sống, sau đó đau lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân, đôi khi kèm tê, đau tăng lên khi ho, hắt hơi. Đau tăng khi cột sống phải chịu lực như khi đứng, đi bộ, lao động…nhưng nằm nghỉ thì hết đau hoặc đau giảm hẳn. Bệnh nhân thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng lên khó khăn. Đôi khi bệnh nhân cảm nhận được sự trượt của đốt sống khi cúi, ngửa.

Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân thay đổi tư thế và dáng đi, co cứng cơ ở thắt lưng và sự căng cơ ở mặt trong đùi, đi hơi khom lưng về phía trước, có thể kèm theo vẹo cột sống sang bên. Tình trạng đau cột sống thắt lưng mạn tính từng đợt, đau theo cơn và các cơn đau ngày càng xuất hiện dày lên. Khi người bệnh sử dụng áo nẹp cột sống thì triệu chứng này giảm rõ rệt.

Khi khám ở tư thế đứng, bệnh nhân có các dấu hiệu cong vẹo cột sống hoặc khi ưỡn quá mức sẽ giúp bệnh nhân đỡ đau hơn. Đây là dấu hiệu đặc trưng, có ý nghĩa nhất để chẩn đoán bệnh. Dấu hiệu đau cách hồi (đau khi đi bộ, vì đau phải dừng lại, hết đau mới đi tiếp, đang đi vì đau lại phải nghỉ, hết đau lại đi) kết hợp với các biểu hiện tê bì, căng đau cả hai chân khi đi bộ. Triệu chứng này không xuất hiện khi bệnh nhân đi xe đạp. Đây là triệu chứng rất quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt với bệnh thoát vị đĩa đệm.

Trượt đốt sống thắt lưng ra trước gây đau

4. Chẩn đoán trượt đốt sống thắt lưng

  • Chụp X-quang quy ước ở các tư thế: thẳng, nghiêng, cúi tối đa và ưỡn tối đa. Trong một số trường hợp, cần thiết chụp thêm film chếch 3⁄4 (phải, trái). X quang quy ước giúp chẩn đoán chính xác vị trí, mức độ trượt.
  • Cắt lớp vi tính (CT Scan): là công cụ chẩn đoán rất có giá trị đánh giá về cấu trúc xương, xác định vị trí, mức độ trượt và các tổ thương của eo, mấu khớp, hẹp ống sống…
  • Cộng hưởng từ (MRI) là công cụ lý tưởng để đánh giá tổn thương về mô mềm và sự chèn ép thần kinh trong trượt đốt sống thắt lưng. Trên phim cộng hưởng từ, có thể phát hiện các nguyên nhân gây chèn ép thần kinh: đĩa đệm thoát vị, dây chằng dày, các tổ chức xơ sẹo, hẹp lỗ ghép…

5. Điều trị trượt đốt sống thắt lưng

5.1. Điều trị nội khoa

Phần lớn bệnh nhân trượt đốt sống thắt lưng được điều trị nội khoa sẽ cải thiện rõ rệt các cơn đau. Đối với bệnh nhân tuổi thiếu niên, nằm nghỉ mặc áo cố định ngoài và hạn chế các hoạt động gây đau có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh. Với bệnh nhân là người trưởng thành, điều trị bảo tồn đốt sống thắt lưng như sau:

  • Cố định ngoài và hướng dẫn vận động.
  • Chỉ định nằm nghỉ trong các đợt đau cấp
  • Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau.
  • Điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tập thể dục tăng cường sức cơ lưng, đùi, bụng.
  • Giảm cân đối với người béo phì.

5.2. Phẫu thuật

Chỉ mổ với bệnh nhân bị trượt đốt sống thắt lưng trong các trường hợp sau:

  • Trượt đốt sống đã được điều trị bảo tồn ít nhất 6 tuần trước đây và thường sau 6 – 12 tháng điều trị bảo tồn mà không giảm, ảnh hưởng sinh hoạt và lao động.
  • Bệnh nhân đau nhiều, không đáp ứng với các biện pháp nghỉ ngơi và dùng thuốc.
  • Trượt đốt sống gây các biến chứng: liệt vận động một hoặc hai chân, teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang (bí tiểu).
  • Trượt đốt sống nặng, tiến triển do khuyết eo đốt sống ở trẻ nhỏ.

Đối với trượt đốt sống thắt lưng, phẫu thuật nhằm 2 mục đích: giải phóng chèn ép thần kinh, làm vững cột sống. Có 3 vấn đề hết sức cơ bản trong phẫu thuật điều trị trượt đốt sống, giúp cuộc mổ thành công, đó là:

  • Giải ép thần kinh cho thật tốt.
  • Cố định cột sống bằng dụng cụ.
  • Tạo sự liền xương tốt sau phẫu thuật.

Hiện nay, phẫu thuật nắn chỉnh trượt, cố định cột sống bằng nẹp vít cuống đốt, ghép xương liên thân đốt lối sau được cho là hiệu quả nhất, áp dụng phổ biến nhất để điều trị trượt đốt sống thắt lưng.


6. Bệnh nhân bị trượt đốt sống thắt lưng cần phải điều trị sớm

Kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng có tốt hay không tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Bệnh nhân điều trị sớm, đây là yếu tố quan trọng nhất, cần điều trị từ khi chưa có biến chứng teo cơ, liệt chi, bí tiểu. Mức độ nặng của bệnh: mức độ trượt càng cao, điều trị càng khó và dễ biến chứng hơn.
  • Các bệnh đi kèm theo như trượt đốt sống có kèm loãng xương thì phẫu thuật dễ thất bại do bắc ốc không chắc, không vững, hàn xương thấp.
  • Trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ điều trị và phẫu thuật.

Dr SPINE – Chăm Sóc Cột Sống Của Bạn