Phòng Khám Điều Trị Chuyên Sâu Cột Sống
55/94 Thành Mỹ, Phường 8, Q. Tân Bình
04 May 2020

Đau thần kinh tọa là gì

Thần kinh tọa hay còn gọi là thần kinh ngồi, đây là thần kinh lớn nhất của cơ thể chạy từ vùng thắt lưng xuống tới lòng bàn chân. Do vậy khi bị đau dây thần kinh tọa thường có sẽ lan dọc theo đường đi của nó.

Nguyên nhân  là do chèn ép gây ra bởi thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hoặc viêm khớp, trật đốt sống thắt lưng, do mang thai, do khối u. Cũng có những bệnh hoặc lý do không liên quan tới cột sống như tiểu đường, táo bón, … nhưng chủ yếu  là do thoát vị đĩa đệm . Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ, tăng lên khi người bệnh vận động quá sức, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi. Ngoài triệu chứng đau, người bệnh có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vực bị đau.

Đau Thần Kinh Tọa Bệnh Học

Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa  thường là do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh không thể nào khỏi bệnh. Hơn nữa, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng gan, thận và dạ dày… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân để tìm được liệu trình điều trị thích hợp.

Đau thần kinh tọa uống thuốc gì?

Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê toa cho bệnh nhân các loại thuốc như kháng viêm, giảm đau, giảm đau thần kinh cũng như hướng dẫn các bài tập và sinh hoạt hợp lý. Vật lý trị liệu đóng vai trò rất quang trọng trong điều trị đau thần kinh tọa.

Xem Thêm

04 May 2020

THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?

Thoát vị đĩa đệm là khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống nhưng thường xảy ra thoát vị đĩa đệm L4 L5. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm lưng là phổ biến nhất. Ngoài ra thoát vị đĩa đệm còn có thể biểu hiện các triệu chứng khác như  tê chân tay, yếu cơ, bại liệt. đau, tê bì, yếu cơ ngày càng nặng, ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt, tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu, mất cảm giác tại vùng sinh dục,  quanh hậu môn.

Nguyên nhândo tăng áp lực lên cột sống như làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, do tuổi tác, chấn thương ở vùng lưng, các bệnh lý vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống, yếu tố di truyền…

Thoát Vị đĩa đệm L4 L5

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nặng nề như đi đại tiện không kiểm soát, vận động giảm sút, bị liệt nửa người hoặc bại liệt cả người, bị tê tay, tê chân.

Do đó chúng ta cần tập các bài tập thoát vị đĩa đệm bằng các môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống tránh các yếu tố nguy cơ ở trên. Đi khám ngay nếu thấy các triệu chứng nặng hơn như: tê chân trái hoặc tê chân phải, đau tê vùng bàn tọa, nhất là tê chân khi ngủ khó tiểu hoặc khó đại tiện hoặc bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân. Tránh nằm quá nhiều: nên nghỉ ngơi một thời gian ngắn sau đó đứng dậy thực hiện vận động nhẹ như đi lại, làm việc nhà do nằm quá nhiều gây cứng khớp cột sống và yếu cơ.

Thoát vị đĩa đệm Lưng

Các nhóm thuốc có thể được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, corticoid đường tiêm. Nếu các biện pháp trên không giải quyết được triệu chứng trong vài tuần, bác sĩ có thể cân nhắc vật lý trị liệu. Một số bài tập thoát vị đĩa đệm thay thế uống thuốc, kết hợp với thuốc có thể giúp giảm triệu chứng đau lưng:

  • Nắn chỉnh cột sống (Chiropractic)
  • Châm cứu
  • Massage thư giãn cơ
  • Điều trị điểm đau bằng súng nén ép hơi
  • Yoga

Một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không đáp ứng các phương pháp điều trị ở trên cần được phẫu thuật..

Xem thêm: http://drspine.vn/thoat-vi-dia-dem/

04 May 2020

ĐAU LƯNG BÀ BẦU NÊN LÀM GÌ?

Điều trị đau lưng trong thai kỳ thường bao gồm thực hiện các bài tập phù hợp và sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu phù hợp.  Thường chỉ cần một hoặc hai lần đến khám bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị trước / sau sinh có thể rất hữu ích để giúp giảm cơn đau lưng bà bầu ở vùng thắt lưng.

Điều trị đau lưng bà bầu

Mục tiêu chính của điều trị đau lưng bà bầu chính là duy trì mức độ chức năng tối ưu trong suốt thai kỳ của bạn và giảm thiểu sự khó chịu chính. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau cho đau lưng  ở bà bầu, bao gồm các hướng dẫn như:

  1. Tư thế đúng khi mang bầu
  2. Cơ học cụ thể cho các hoạt động thường ngày, chẳng hạn như việc nhà, công việc, ngủ
  3. Một chương trình tập thể dục tại nhà thích hợp cho giai đoạn mang thai của bạn
  4. Kỹ thuật tự giúp đỡ để kiểm soát và vận động đau khi mang thai
  5. Điều trị thực hành (như làm việc mô mềm, vận động nhẹ nhàng và các bài tập ổn định) được xác định bởi đánh giá của một chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Hãy luôn nhớ rằng, mặc dù đau lưng là khá phổ biến trong khi mang thai, tuy nhiên bạn không nên chấp nhận nó như một quá trình tự nhiên của cơ thể. Để giúp việc mang thai của bạn trở nên dễ chịu nhất có thể và tạo điều kiện cho việc sinh nở dễ dàng hơn, các triệu chứng đau lưng phải luôn được giải quyết nhanh nhất có thể và được kiểm soát trong suốt thai kỳ của bạn.

 Xem thêm:

04 May 2020

GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG CÓ DẪN ĐẾN ĐAU LƯNG SAU SINH?

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau được nhiều bà bầu lựa chọn khi sinh nở. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng phương pháp này có thể gây đau lưng sau sinh. Vậy thực hư như thế nào?

  1. Gây tê ngoài màng cứng không gây đau lưng

Rất nhiều chị em phụ nữ đều cho rằng, phương pháp gây tê ngoài màng cứng chính là nguyên nhân dẫn đến đau lưng. Tuy nhiên, loại thuốc sử dụng trong phương pháp gây tê ngoài màng cứng là thuốc tê, chỉ có tác dụng giảm đau, không có tác dụng gây đau.

Vì thế, bà bầu chỉ có cảm giác đau vào một thời điểm duy nhất đó là khi bác sĩ thực hiện động tác đâm kim vào da và cơn đau mà thai phụ cảm nhận là đau do kim đâm, không phải do thuốc tê. 

  • Tại sao bà bầu sau sinh lại bị đau lưng?

Cho con bú sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng

Bà bầu bị đau lưng là do những thay đổi của cơ thể khi mang thai như trọng lượng, tư thế, nội tiết tố… Nói cách khác là dù không tê ngoài màng cứng thì bà bầu vẫn bị đau lưng nếu có các nguyên nhân này. Việc đổ thừa cho tê ngoài màng cứng chỉ là cái cớ mà thôi.

  • Tăng cân. Mang thai có thể khiến bà bầu tăng một phần tư trọng lượng cơ thể, gây thêm sự căng thẳng cho vùng lưng và các cấu trúc chịu trọng lượng khác.
  • Thay đổi trọng tâm chịu lực trong thai kỳ. Xảy ra thứ phát sau tình trạng tăng cân, trọng tâm thường thay đổi đi ra phía trước cơ thể  hoặc đôi khi lại dồn ép về phía sau.
  • Mất cân bằng hệ cơ bắp. Sự mất cân bằng này tạo ra sự căng thẳng đối với các cấu trúc chịu trọng lượng trong cơ thể và có thể vấn đề càng nặng nề hơn nếu xảy ra trên một hệ cơ lưng bụng vốn yếu và không linh hoạt.
  • Cơ bắp mệt mỏi nhanh hơn bình thường. Mỏi cơ thường dẫn đến tư thế xấu và / hoặc làm cho tư thế xấu thậm chí còn tồi tệ hơn.
  • Hormon tăng (relaxin và estrogen). Các hormon liên quan đến thai kỳ có thể gây ra vấn đề bằng cách làm cho các khớp trục trở nên lỏng lẻo, đặc biệt là ở khung chậu. Những sự gia tăng nội tiết tố này, cùng với trọng lượng gia tăng và thay đổi trọng tâm, góp phần làm giảm sự hỗ trợ của xương khớp vùng cột sống.
  • Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ không hợp lý

Nếu trong thai kỳ chế độ dinh dưỡng của bà bầu không hợp lý sẽ bị khiến các mẹ bị mất một khối lượng xương do phải chuyển sang cho thai nhi nhằm tạo thành bộ xương cho em bé. Ngoài ra, mẹ bầu còn phải mất một số chất bột để tạo thành các cơ bắp con. 

Dinh Dưỡng Trong Thai Kỳ Cần Hợp Lý

  • Làm cách nào khắc phục chứng đau lưng sau sinh?

Để giảm đau lưng sau khi sinh, trong suốt thời kỳ mang thai các mẹ bầu nên chú ý bổ sung những dinh dưỡng đầy đủ.

Tham khảo: http://drspine.vn/dinh-duong-cho-ba-bau-khoe-manh/

Bên cạnh đó, nên thực hiện một vài  bài tập vận động sau sinh. Có thể thực hiện các động tác tập thể dục nhẹ nhàng để cho cơ bắp hoạt động trở lại, dẻo dai như bình thường. Tránh nằm một chỗ quá lâu, bởi nằm một chỗ sẽ khiến máu huyết bị ứ đọng, trì trệ, cơ thể cũng dễ mệt mỏi, đau nhức.

Xem thêm:  http://drspine.vn/tap-the-duc-voi-bong-cho-ba-bau/

Tập thể dục cho bà bầu

Như vậy, đau lưng không phải hệ quả của việc áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, bởi một người thực hiện gây tê ngoài màng cứng và một người không áp dụng phương pháp này, sau sinh vẫn bị tình trạng đau lưng như nhau. Và nếu muốn giảm đau lưng thì các mẹ hãy thường xuyên vận động, xoa bóp, cũng như phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Xem  thêm:

04 May 2020

Tại sao bà bầu hay đau lưng

Khi mang thai đồng nghĩa  bà bầu gia tăng trọng lượng, thay đổi trọng tâm của trục cơ thể, mất cân bằng của hệ cơ bắp đồng thời  nội tiết tố cũng bị thay đổi. Đó chính là nguyên nhân gây ra đau lưngbà bầu.

  • Tăng cân. Mang thai có thể khiến bạn tăng một phần tư trọng lượng cơ thể bà bầu, gây thêm sự căng thẳng cho vùng lưng và các cấu trúc chịu trọng lượng khác.
  • Thay đổi trọng tâm chịu lực trong thai kỳ. Xảy ra thứ phát sau tình trạng tăng cân, trọng tâm thường thay đổi đi ra phía trước cơ thể  hoặc đôi khi lại dồn ép về phía sau.

Tăng cân là nguyên nhân thường gặp của đau lưng bà bầu

  • Mất cân bằng hệ cơ bắp. Sự mất cân bằng này tạo ra sự căng thẳng đối với các cấu trúc chịu trọng lượng trong cơ thể và có thể vấn đề càng nặng nề hơn nếu xảy ra trên một hệ cơ lưng bụng vốn yếu và không linh hoạt.
  • Cơ bắp mệt mỏi nhanh hơn bình thường. Mỏi cơ thường dẫn đến tư thế xấu và / hoặc làm cho tư thế xấu thậm chí còn tồi tệ hơn.
  • Hormon tăng (relaxin và estrogen). Các hormon liên quan đến thai kỳ có thể gây ra vấn đề bằng cách làm cho các khớp trục trở nên lỏng lẻo, đặc biệt là ở khung chậu. Những sự gia tăng nội tiết tố này, cùng với trọng lượng gia tăng và thay đổi trọng tâm, góp phần làm giảm sự hỗ trợ của xương khớp vùng cột sống.

Các hoạt động có thể gây đau lưng bà bầu

Một số hoặc tất cả các yếu tố này có thể gây đau lưng bà bầu  ở thắt lưng hoặc xương chậu, đặc biệt là với các hoạt động tạo ra tải trọng không đối xứng của cột sống, xương chậu và hông như đi bộ và chạy, lăn lộn trên giường, uốn cong về phía trước, vặn xoắn người, nâng vật nặng, chuyển hướng khi leo cầu thang

Xem thêm

04 May 2020

Gai Cột Sống Có Gây Ra Đau Lưng?

Gai cột sống một biểu hiện của thoái hóa cột sống khi mà các cấu trúc mô mềm xung quanh cột sống bị lắng đọng can xi sẽ hóa thành xương và có hình dáng như một cái chồi hay gai khi chúng ta chụp hình X quang. Gai cột sống có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cột sống của cơ thể nhưng thông thường hay gặp gai cột sống cổ và gai cột sống lưng. Như vậy nguyên nhân gây ra đau là do cột sống bị thoái hóa, các cầu trúc của cột sống như bao xơ đĩa đệm này sẽ bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi khiến cho các khớp xương ma sát và bào mòn dẫn tới hư hại, viêm và gây đau. Do gai cột sống là triệu chứng của thoái hóa nên cách phòng ngừa, điều trị như thoái hóa Cột Sống.

Hình ảnh gai cột sống trên phim X quang

Xem thêm: http://drspine.vn/thoai-hoa-cot-song/

04 May 2020

Thoái Hóa Cột Sống Là Gì?

Thoái hóa cột sống là gì? Đó là sự lão hóa của cột sống khi đĩa đệm và khớp bị hư mòn, xương phát triển trên đốt sống. Những thay đổi này khiến người bệnh đau, hạn chế vận động, tê tay chân. Các triệu chứng càng nặng hơn khi tư thế và sinh hoạt không thích hợp. Các vị trí dễ bị là thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa cột sống thắt lưng. Các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến thoái hoá cột sống như béo phì hoặc thừa cân, lối sống ít vận động tập thể dục, hút thuốc lá, làm các động tác lặp đi lặp lại nhiều lần và tăng áp lực lên cột sống…

Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng

Mặc dù là bệnh của tuổi tác nhưng thoái hóa cột sống có thể phòng ngừa và hạn chế bằng cách tập thể dục nhẹ như bơi lội, đạp xe đạp hoặc đi bộ giúp duy trì sự mềm dẻo và tăng cường sức mạnh cơ sống lưng, ngồi, đi đứng sinh hoạt đúng tư thế, nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau, dùng thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp ích…

Điều trị

Các phương pháp điều trị phổ biến là vật lý trị liệu, châm cứu, nắn chỉnh cột sống (Chiropractic), siêu âm trị liệu, kích thích điện, thuốc giảm đau kê đơn, thuốc giãn cơ để giảm co thắt, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm dùng khi đau nặng, chích rễ phong bế thần kinh.

Phẫu thuật cột sống: Khi các phương pháp ở trên không hiệu quả.

Xem thêm: http://drspine.vn/thoai-hoa-cot-song/