ĐAU CỘT SỐNG CỔ

I. Định nghĩa:

Đau cổ được định nghĩa như sau:

  • Đau cùng phía sau của cột sống cổ
  • Cấp: < 6 tuần
  • Bán cấp: 6 tuần đến 3 tháng
  • Mạn: > 3 tháng

Hai phần ba dân số ít nhất một lần trong đời bị đau cổ làm phiền.

Không được quên rằng có những trường hợp đau cổ biểu kiến (nghƿa là đau cổ chỉ là biểu hiện triệu chứng của một tổn thương ở vùng khác của cơ thể như ngực hay lưng)

II. Đau cổ cấp:

A. Bệnh nguyên

  • Sau chấn thương
  • Đau cổ có triệu chứng (viêm, nhiễm trùng, u)
  • Đau cổ không đặc hiệu: tư thế sai, thoái hóa, vẹo

B. Chẩn đoán đau cổ cấp không đặc hiệu Torticolis hay Cervicalgo (Tật vẹo cổ)

  • Đau xuất hiện đột ngột, đau theo kiểu cơ học, thường xúa hiện buổi sáng khi ngủ dậy
  • Khám lâm sàng: cứng cột sống cổ thường là một bên dẫn đến tình trạng xoay của đầu, co thắt các cơ cạnh sống, đau khi sờ nắn các gai sống
  • Dấu hiệu âm tính: khám thần kinh không phát hiện bất thường (không có dấu hiệu tổn thương cảm giác cǜng hông có suy giảm vận động), không sốt

Đau cổ do tư thế

  • Bệnh này ảnh hưởng chủ yếu đến người trẻ và có liên quan thường nhất là do tư thế xấ

C. Xét nghiệm bổ sung

Trong trường hợp đau cổ cấp không đặc hiệu, không có tiền căn chấn thương cột sống cổ, không nên làm thêm bất kì xét nghiệm chẩn đoán nào

Nếu tiến triển của đau cổ không thuận lợi, có thể thực hiện các chản đón hình ảnh học (thẳng, nghiêng, chếch ¾ trái và phải) có thể được đề nghị.

D. Điều trị đau cổ cấp không đặc hiệu Phải trấn an bệnh nhân

Sử dụng các thuốc giảm đau và các tác nhân vật lý (nhiệt trị liệu) Tránh việc bất động bằng nẹp cổ kéo dài, làm gia tăng tình trạng cứng cổ. Nếu bất động là cần thiết (khi cường độ đau quá lớn 9/10 trở lên theo thang điểm VAS) thì chỉ mang nẹp cổ trong thời gian ngắn (2-3 ngày)

Lưu ý: Tất cả các điều trị kéo nắn cột sống cổ đều cần phải có kết quả hình ảnh học trước đó, và phải được thực hiện bởi chuyên gia kéo nắn cǜng như được thực hành thường xuyên

Những buổi tập PHCN (kine hay osteopathe) có thể được chỉ định sau giai đoạn nghỉ ngơi ngắn ban đầu nhằm mục đích phòng ngừa tài phát, bao gồm (theo SOFMMOO, 2003):

  • Phương pháp vật lý giảm đau (nhiệt trị liệu, siêu âm, điện trị liệu)
  • Tập luyện nhẹ nhàng và tăng tiến với các bài tập co cơ đẳng trường (Kỹ thuật căng cơ, tương đương kỹ thuật co nghỉ)
  • Học các bài tập tự kéo dãn
  • Chống chỉ định các bài tập kéo nắn trong giai đoạn cấp tính

III. Đau cổ mạn tính

A. Bệnh nguyên

  • Đau cổ có triệu chứng thuộc vaò một trong 4 nhóm lón sau đây (gãy xương, viêm, nhiễm trùng, u)
  • Không đặc hiệu: thoái hóa cột sống cổ

B. Chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ (Cervicarthrose)

Thoái hóa CS cổ có thể được phát hiện trong bốn bệnh cảnh sau:

  • Hội chứng cổ mãn tính
  • Bệnh cơ trong thoái hóa
  • Đau thần kinh cổ – vai
  • Suy đốt sống nền

Hội chứng cổ mạn tính bo gồm:

  • Đau lan tỏa hoặc khu trú
  • Đau có thể lan đến giữa hai xương bả vi hy vùng chẩm
  • Đau xuất hiện khi ấn chẩn gai sống dọc trục và những khớp phía sau
  • Có hội chứng cellulo – teno – myalgique
  • Co thắt các cơ cạnh sống
  • Khám thần kinh bình thường

C. Xét nghiệm bổ sung trong đau cổ mạn không đặc hiệu

Chẩn đoán hình ảnh học cột sống cổ bao gồm X Quang (thẳng, nghiêng, ¾ trái phải), nhằm loại trừ những nguyên nhân cuarddau cổ có triệu chứng và tìm kiếm những tổn thương trên X Quang của thoái hóa

Thực hiện XQ cột sống ngực có thể cần thiết để tìm một đau biểu kiến

hay đau liên quan (douleur projette)

D. Điều trị đau cổ mạn tính không đặc hiệu

Thông tin đầy đủ cho bệnh nhân về tình trạng bệnh, điều trị

Thuốc giảm đau; nhóm 1, có thể khởi đau bằng nhóm 2 tùy mức độ đau

Vật lý trị liệu phù hợp kết hợp các phương pháp: phương pháp vật lý giảm đau, co cơ đẳng trường và kéo dãn, phục hồi chức năng hồi vận động chủ động, luyện tập cảm thụ bản thể

Tập luyện chủ động được khuyến khích trong điều trị đau cổ mạn và cấp

Giáo dục cho bệnh nhân về tư thế tốt trong lao động và sinh hoạt, học các bài tập tự kéo dãn cơ

Tránh bất động kéo dài

Lưu ý: Bất động kéo dài bằng nẹp cổ là ngồn gốc của đau, cứng và giới hạn biên độ di động

Các yếu tố chìa khóa trong chẩn đoán và điều trị:

Chẩn đoán đau cột sống do thoái hóa luôn là chẩn đoán loại trừ

Những rối loạn vi thể giữa các đốt sống thì thường xuất hiện, lành tính và có thể xảy ra ở bất kì đoạn cột sống nào

Đau thắt lưng: luôn luôn tìm kiếm các dấu hiệu cờ đỏ và cờ vàng, tiếp cạn đa yếu tố, giáo dục bệnh nhân rất quan trọng, tránh nghỉ ngơi quá độ, không quên tái hòa nhập các hoạt động sinh hoạt làm việc sớm nhất có thể được

Đau cổ: Chỉ giới hạn di động cổ trong thời gian ngắn 2-3 ngày nếu

như thật sự cần thiết

IV. Chiến lược điều trị:

Ba giai đoạn với các mục đích chuyên biệt:

  • Ngắn hạn: giảm đau là mục tiêu chính

Loại bỏ cảm giác đau bằng cách giảm viêm và giảm co thắt cơ nhằm lấy lại tầm vận động tốt của cổ và mô mềm

  • Trung bình: nhận thức đúng về đau. Học tập về cảm thụ bản thể và mối liên kết giữa vai cổ,duy trì bằng các bài tập ở nhà. Khi bệnh nhan đạt được tầm vận động tốt, giảm đau, sức mạnh và chức năng ổn định), bệnh nhân cần được chuyển sang giai đoạn theo dõi lâu dài
  • Lâu dài: Duy trì kết quả đã đạt được và ngăn ngừa tái phát

V. Điều trị Phục hồi chức nĕng trong giai đoạn đau cổ bán cấp tính ( 6-8 buổi tập tùy theo tiến triển)

6 buổi tập trong 2 tuần

  • Mục đích; giảm đau, thư giãn cơ, giaó dục và thông tin cho bệnh nhân về bệnh cǜng như phương pháp điều trị, giáo dục về tư thế đúng trong sinh hoạt và làm việc
  • Phương pháp: yếu tố vật lý giảm đau (điện, nhiệt, siêu âm), massage nông và sâu kích thích các thụ thể cơ học từ đó sản sinh ra các chất giảm đau nội sinh (đồng thuận của chuyên gia), kỹ thuật co cơ đẳng trường (grade B), traction (không có bằng chứng, đồng thuận cho thời gian ngắn), manipulation mức độ trung bình khi có điểu đau cụ thể hoặc torticolis (điều kiện là phải có phim chụp trước đó không có chống chỉ định, không có hẹp động mạch dốt sống) (grade B, chỉ nên thực hiện trong thời gian ngắn)
  • Bài tập về nhà: rất quan trọng đối với bệnh nhân đau cổ cấp tính: hướng dẫn bài tập tự kéo dãn và tập mạnh cho vùng cổ và vùng vai (grade B)
  • Bài tạp cảm thụ bản thể cho mắt và tư thế đầu cổ (grade B)
  • Balneotherapie nếu cần thiết

VI. Điều trị Phục hồi chức nĕng đau cổ mạn tính

Giai đoạn 1: 4 buổi tập trong 2 tuần

  • Mục đích; giảm đau, thư giãn cơ, giaó dục và thông tin cho bệnh nhân về bệnh cǜng như phương pháp điều trị
  • Phương pháp: yếu tố vật lý giảm đau (điện, nhiệt, siêu âm), massage nông và sâu kích thích các thụ thể cơ học từ đó sản sinh ra các chất giảm đau nội sinh, kỹ thuật co cơ đẳng trường, manipulation mức độ trung bình khi có điểu đau cụ thể hoặc torticolis (điều kiện là phải có phim chụp trước đó không có chống chỉ định, không có hẹp động mạch dốt sống), hướng dẫn bài tập tự kéo dãn

Giai đoạn 2: 10 buổi tập trong 3-4 tuần

  • Mục đích: tiếp tục các mục đích của giai đoạn 1 kết hợp các bài tập mạnh tăng tiến cho cơ vùng cổ và vùng vai
  • Phương pháp: Bài tập kết hợp đa dạng, tập trung trên những nhóm cơ chuyên biệt hay bài tập tổng hợp tăng sức bền chi trên với hệ thống máy Kardiomed và .
  • Balneotherapie khi có cơ sở phù hợp (rất quan trọng và hiệu quả khi bệnh nhân có đau cổ mạn tính)

Dr SPINE – Chăm Sóc Cột Sống Của Bạn