Phòng Khám Điều Trị Chuyên Sâu Cột Sống
55/94 Thành Mỹ, Phường 8, Q. Tân Bình
15 Apr 2020

CÁCH GIẢM ĐAU LƯNG BẰNG BÀI TẬP VỚI BANH

Nguyên nhân gây đau lưng?

Đau lưng thường là kết quả của việc các cơ ổn định cột sống bị yếu đi do đó khả năng hỗ trợ các khớp cột sống giảm. Không có sự hỗ trợ cơ bắp, các khớp của bạn có nguy cơ xẹp lại rất cao. Bộ xương của bạn không thể hỗ trợ thân mình trong các tư thế hoạt động hằng ngày cần mức độ xoay chuyển cao. Xương được giữ thẳng đứng bởi các cơ sẽ góp phần hỗ trợ hiệu quả, hoạt động trên mỗi khớp trong cơ thể bạn.

Nghiên cứu đã cho chúng tôi thấy rằng cơn đau làm cho các cơ hỗ trợ này (được gọi là cơ “ổn định” hoặc “ổn định lõi bên trong”) ngừng hoạt động. Trên thực tế, nghiên cứu về những người bị đau lưng dưới đã phát hiện ra rằng những cơ bắp này ngừng hoạt động mỗi khi bạn bị đau lưng.

Thậm chí tệ hơn, trong hầu hết các trường hợp, các cơ này không tự động bắt đầu hoạt động trở lại khi cơn đau của bạn biến mất. Chúng cần được khởi động lại một cách có chủ ý bởi bộ não của bạn.

Làm thế nào bạn có thể kích hoạt lại cơ bắp ổn định cốt lõi của bạn?

Có một số cách để kích hoạt lại cơ bắp ổn định cốt lõi của bạn. Một trong những cách hiệu quả nhất là sử dụng Bóng tập thể dục. Thông thường, một số bài tập bóng tập thể dục đơn giản thường có thể tự động ‘khởi động’ các cơ ổn định này. Chuyên gia vật lý trị liệu là một chuyên gia về các kỹ thuật kích hoạt lại các cơ ổn định này.

Làm thế nào để một quả bóng tập thể dục loại bỏ nỗi đau?

Bóng tập thể dục của bạn là một bề mặt không ổn định. Khi bạn ngồi hoặc tập thể dục trên một trong những quả bóng này, cơ thể bạn sẽ tự động kích thích các phản ứng cân bằng tự nhiên của bạn. Một trong những thành phần quan trọng nhất của hệ thống phản ứng cân bằng của bạn là kích hoạt các cơ ổn định của bạn. Với việc sử dụng lặp đi lặp lại chỉ sau vài ngày, cơ bắp ổn định của bạn sẽ tự động bắt đầu hoạt động trở lại trong hầu hết các trường hợp.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chỉ cần kích hoạt các cơ ổn định lõi bên trong, bạn có khả năng giảm đau lưng dưới từ hai đến ba lần.

Bạn có thể làm gì?

Nếu bạn muốn khắc phục chứng đau lưng, các bài tập với bóng tập thể dục chính là giải pháp bạn cần để tránh những cơn đau lưng dưới trong tương lai.

Đón xem bài viết tiếp theo để nắm được 10 bài tập cơ bản hiệu quả trong đau lưng với bóng tập nhé.

Dr Spine – Chăm Sóc Cột Sống Mẹ Bầu

 

31 Mar 2020

Đau lưng & loãng xương

Đau lưng

Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ đã mãn kinh và người cao tuổi. Bệnh liên quan tới nhiều bệnh lý mạn tính khác nên việc điều trị gặp khá nhiều khó khăn, thách thức.

1. Loãng xương là gì?

Loãng xương (Osteoporosis) còn được gọi là thưa xương – là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, giảm mật độ xương (giảm tỷ trọng chất khoáng trong xương). Ở giai đoạn này, các kết cấu trong xương giảm độ đặc, độ dày và tăng phần xốp, thưa hơn, khi kiểm tra trên máy đo sẽ thấy mật độ xương giảm rõ rệt.

Nguyên nhân gây loãng xương chủ yếu là do tuổi tác. Do ít vận động ngoài trời nên ít hấp thụ vitamin D, đồng thời bị lão hóa chức năng dạ dàyganthận, đường ruột, suy giảm miễn dịch và khả năng tạo xương suy yếu,… đã dẫn đến tình trạng xương của người cao tuổi bị thoái hóa.

Ngoài ra, bệnh loãng xương ở người cao tuổi cũng có thể do mắc một số bệnh lý như suy thận, cường giáp, yếu liệt chi, chấn thương, lạm dụng thuốc corticoid trong thời gian dài hoặc mắc bệnh mạn tính phải nằm dài ngày,… Đặc biệt, phụ nữ mãn kinh có tỷ lệ loãng xương cao vì sau tuổi mãn kinh, hoạt động của buồng trứng ngưng lại, gây thiếu hụt nội tiết tố estrogen, làm tế bào hủy xương gia tăng hoạt tính trong khi chức năng điều hòa và hấp thụ canxi bị suy giảm.

Quá trình loãng xương diễn ra âm thầm, kéo dài trong nhiều năm. Sau 30 tuổi, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện quá trình mất chất xương. Thời gian đầu, người bệnh chưa có biểu hiện rõ rệt, chủ yếu là đau, nhức xương, mỏi ở cột sống, dọc các chi, các đầu xương, đau mỏi nhiều hơn vào ban đêm. Về sau, hiện tượng loãng xương không được điều trị, lượng khoáng chất trong xương bị mất đi càng nhiều, các triệu chứng đau nhức xương khớp sẽ rõ ràng hơn, tập trung nhiều ở những vùng xương chịu lực của cơ thể như hông, thắt lưng, khớp gối, đau cả ngày lẫn đêm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bệnh nhân.

Loãng xương dễ khiến người cao tuổi bị còng lưng, gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí, loãng xương có thể gây nứt xương, gãy xương, nguy hiểm nhất là gãy cổ xương đùi, dẫn tới tàn phế.

Xquang loãng xương
Loãng xương dễ khiến người cao tuổi bị còng lưng, gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày
30 Mar 2020

Đau lưng cơ năng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đau lưng cơ năng là là triệu chứng đau đơn thuần, thường xuất phát từ một nhóm cơ nào đó của cổ, vai hay lưng bị co thắt. Cũng có khi giãn dây chằng hay bong gân trong cấu trúc cột sống, nhưng nhẹ, thường khu trú nơi cơ lưng lớn, hay cơ vai gáy.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng cơ năng

  • Do phải mang vác vật nặng, sai tư thế gây đau ở đoạn thắt lưng, có nhiều khả năng do bong gân, giãn dây chằng, co cứng cơ.
  • Ngồi, đứng sai tư thế trong thời gian kéo dài, mang giầy cao gót, bắt cơ lưng phải gồng lâu trong tư thế quá tải, các cơ co rút gây đau.
  • Nằm ngủ gò bó, sai tư thế, gối đầu quá cao …
  • Do stress: kèm theo các dấu hiệu của tình trạng strees là đau mỏi vai và phần trên lưng khi căng thẳng, buồn phiền hay lo lắng quá mức.
  • Gặp lạnh đột ngột
  • Phụ nữ trong thời kỳ có kinh hoặc có thai thường đau ở vùng thắt lưng do biến đổi chuyển hóa có tính sinh lý.

Bệnh Đau Lưng Cơ Năng Có Nguy Hiểm Không

Đau lưng cơ năng tác động đến sức khỏe người bị rất nhiều gây ra chứng đau âm ỉ làm cho người bệnh gặp khó khăn hầu hết khi chuyển động, rồi bị hạn chế
Cơn đau xuất hiện vào ban đêm dẫn đến mất ngủ, lâu dài làm mất tâm trung, suy giảm trí nhớ, khả năng bị trầm cảm gấp 5 lần so với người bình thường
Ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng, chất lượng tình dục suy giảm, sứt mẻ quan hệ
Chậm trễ trong việc điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tê bì mất cảm giác chi dưới, chèn ép thần kinh làm rối loạn đi tiểu

Cách Điều Trị Bệnh Đau Vai Gáy Cơ Năng

  • Nằm nghỉ ngơi thư giãn khi có dấu hiệu bị đau nên nằm nghỉ thư giãn trên giường cứng, không gối đầu, lót 3 gối trụ tròn nhỏ tại ba nơi dưới cột sống cổ, dưới  thắt lưng, dưới kheo. Thỉnh thoảng xoay nghiêng người sang phải, sau khi thấy mỏi nghiêng trái, khi nằm nghiêng nhớ kê gối nơi đầu.
  • Kéo giãn cột sống: Hằng ngày đu hai tay trên xà trong vòng 5 – 10 phút. Nếu có điều kiện, có thể bơi trong bể nước nóng cũng có tác dụng rất tốt.
  • Xoa bóp: phải nắm vững kỹ thuật xoa bóp theo đúng chuyên khoa Y học cổ truyền xoa, hay kỹ thuật chuyên khoa vật lý trị liêu. Mỗi ngày làm khoảng 2-3 lần, mỗi lần 30 phút.
  • Chườm nóng hay chườm lạnh: đau do lạnh, do cảm cúm thì chườm nóng. Đau do trì trệ, co thát cơ thiếu máu cục bộ, người có tính nhiệt thì chườm lạnh. Mỗi ngày 2 lần.
  • Không cho cơ lưng làm việc liên tục lâu, giữ 1 tư thế lâu phải có khoảng nghỉ, ít nhiều tùy người, thường là 1 giờ.
  • Sử dụng đai lưng cột sống hỗ trợ điều trị

Đề Phòng Đau Lưng Cơ Năng

  • Duy trì tập luyện vận động cơ vùng bụng và lưng, đi thẳng
  • Tư thế làm việc khoa học, ngồi thẳng vuông góc
  • Ngồi lâu nên chọn ghế chắc chắn vừa tầm chiều cao
  • Tránh mang vác, khiêng đồ nặng bằng tư thế sai, giảm cân (nếu thừa cân)
  • Luôn giữ các đồ vật nên ngang khuỷu tay khi đứng làm việc
  • Chọn đệm phẳng độ cứng vừa phải

Dr SPINE – Chăm Sóc Cột Sống Của Bạn

15 Oct 2015

Đau lưng mẹ bầu

Đau lưng khi mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu do sự phát triển của thai nhi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cột sống cũng như vùng xương chậu của mẹ. Vùng thường bị đau nhất là vùng thắt lưng và khớp vùng chậu. Thông thường những phụ nữ đau lưng trước hoặc trong khi mang thai khả năng cao sẽ tiếp tục đau lưng sau khi sinh. Dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường, có những cách nào để mẹ đỡ các cơn đau lưng này?

1. Nguyên nhân

  • Thay đổi hormon

Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra hormon relaxin có tác dụng giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Vùng chậu bao gồm các cơ, dây chằng vùng lưng dưới. Các cơ, dây chằng này không đủ mạnh để đảm bảo sự giãn nở dẫn đến căng cơ, căng dây chằng và gây đau. Khung chậu giãn nở làm giảm sự liên kết của cho các khớp xương thiếu đi sự liên kết, lỏng lẻo dẫn đến tình trạng đau.

  • Tăng cân

Sự phát triển của thai nhi và cân nặng của thai phụ ngày càng tăng khiến cho cột sống, khung xương chậu phải gánh sức nặng này khiến mẹ bầu bị đau lưng.

  • Thay đổi tư thế

Trong thời kỳ mang thai, tử cung lớn dần cùng với thai nhi làm cho cột sống thắt lưng phải cong về phía trước nhiều hơn, trọng tâm của cơ thể thay đổi. Để giữ thăng bằng trong quá trình di chuyển, mẹ bầu thường ngả về phía sau khiến phần lưng bị cong, gây đau nhức.

Ngoài ra, các mẹ bầu thích ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn nhà, chống hai tay ra phía đằng sau để giữ trọng lượng cơ thể khiến lưng chịu áp lực lớn. Nhiều người có thói quen chống tay vào lưng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi di chuyển cũng khiến vùng lưng bị tổn thương.

  • Căng thẳng

Khiến các cơ trong cơ thể không có cơ hội thư giãn, hồi phục và luôn trong tình trạng căng cứng, lâu dần cơ sẽ mệt và lại căng hơn gây đau lưng.

Căng thẳng khi mang bầu cũng là nguyên nhân dẫn đến đau lưng
  • Các cơ vùng bụng yếu đi

Các cơ vùng bụng có vai trò chịu sức ép từ cơ thể khi các mẹ nằm sấp và co giãn linh hoạt khi các mẹ gập người lại. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, các cơ này yếu ớt và bị kéo giãn quá cỡ do sự lớn dần của thai nhi khiến cho vùng cơ lưng bị chèn ép, gây đau đớn cho các mẹ bầu.

  • Vị trí của thai nhi

Vào cuối thai kỳ, thai nhi đạt đến cân nặng tối đa để chuẩn bị chào đời khiến những cơ đau lưng tăng lên. Và nếu bé nằm trong bụng với vị trí lưng của bé ngược lại lưng của mẹ thì nó sẽ gây sức ép lên vùng xương lưng của người mẹ.

  • Động thai

Ra huyết nâu hay đỏ tươi, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng và đau mỏi vùng thắt lưng là những triệu chứng của động thai. Vậy nên nếu mẹ bị đau lưng kèm theo những triệu chứng trên thì hãy đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Đau thần kinh tọa

Đau lưng có liên quan đến chứng đau thần kinh tọa: Xuất hiện những cơn đau nhói ở phía mông và phía sau một bên chân có thể do các dây chằng ở vùng lưng và cả xương chậu của mẹ bầu đã bị giảm chức năng.

2. Chế độ sinh hoạt cải thiện tình trạng đau lưng của mẹ bầu

  • Tập thể dục

Luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội…nhằm giúp cơ thể được khỏe mạnh, xương khớp được dẻo dai, hỗ trợ mẹ trong quá trình sinh nở được dễ dàng hơn.

  • Cải thiện tư thế

Tập đi đứng đúng tư thế và chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.

Khi ngồi, ghế nên có miếng đệm lót để tựa lưng, đặt chân lên một chồng sách hoặc ghế và ngồi thẳng, với vai của bạn xuôi xuống

Nằm ngủ, đệm không nên quá cứng hoặc quá mềm. Nằm nghiêng sang bên trái giúp máu – oxy và dưỡng chất lưu thông tới thai nhi, giúp thai nhi hấp thụ một cách hiệu quả nhất và còn giúp giảm áp lực đè lên vùng lưng, thắt lưng và xương chậu. Nên sử dụng gối bà bầu để nằm nghiêng ở tư thế thoải mái

Cải thiện tư thế khi ngủ giúp cải thiện tình trạng đau lưng
  • Không mang vác vật nặng
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh vùng thắt lưng, tắm bằng nước ấm giúp giảm đau lưng hiệu quả.
  • Massage trị liệu vùng lưng và toàn thân cho bà bầu giúp các cơ ở lưng và chân được co giãn và tạo độ đàn hồi nhờ đó bà bầu sẽ cảm thấy dễ chịu và bớt đi triệu chứng đau lưng đang gặp.
  • Nên đi giày có đế bằng và thấp, có độ rộng và mềm mại, vừa chân. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, mặc quần đặc biệt dành cho bà bầu với đường thắt lưng thấp và có thể hỗ trợ vùng bụng.
  • Mẹ bầu vẫn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc các loại cao dán (salonpas).Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau này để tránh gây hại cho thai nhi. Không dùng miếng dán giảm đau lên phần lưng có vết thương hở hoặc những thai phụ hay bị dị ứng, mẩn đỏ trên da cũng không nên dùng các loại cao dán này
  • Từ tháng thứ 7 thai kỳ, khi bụng bầu đã khá lớn, các mẹ nên sử dụng đai đỡ bụng cho bà bầu để hỗ trợ việc nâng đỡ cho lưng.
  • Cân đối chế độ ăn uống tránh tăng cân quá mức, không ăn quá nhiều trong một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
  • Bổ sung canxi và magie từ thực phẩm: rau xanh, các loại đậu, sữa… và từ các loại thuốc, thực phẩm chức năng dành cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ để cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.

3. Mẹ nên đi khám bác sĩ nếu thấy các triệu chứng:

  • Đau lưng liên tục không thể giảm đau.
  • Đau ngày càng tăng làm bạn hết sức căng thẳng.
  • Đau lưng kèm các triệu chứng khác như sốt, chảy máu âm đạo hoặc cảm giác bạn sẽ sinh sớm.
  • Cảm giác đau buốt hay rát khi đi tiểu.
  • Phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên hoặc thuốc giảm đau cũng không làm bạn dễ chịu được.

4. Một số bài tập giúp cải thiện tư thế

Bài tập 1:

  • Mẹ bầu ở tư thế đứng thẳng lưng, chân mở rộng ngang vai, đầu gối cong nhẹ, 2 tay chống lên đùi.
  • Giữ nguyên tư thế đồng thời hít sâu.
  • Lặp lại động tác 4 lần.

Bài tập 2:

  • Mẹ bầu trong tư thế đứng, 1 chân bước lên phía trước, tay đỡ sau lưng.
  • Hít vào thở ra đều đặn.
  • Đổi chân. Lặp lại động tác mỗi chân 4 lần.

Bài tập 3:

  • Mẹ bầu nằm nghiêng 1 bên, tay dưới hướng lên phía trên, lòng bàn tay mở ra.
  • Hít sâu, đồng thời đưa chân phía trên và tay dưới lên cao.
  • Thở ra, hạ tay và chân xuống.
  • Lặp lại động tác tương tự với bên còn lại. Mỗi bên khoảng 4-6 lần.

Bài tập 4:

  • Mẹ bầu ngồi thẳng lưng, khoanh 2 chân sao cho 2 lòng bàn chân chạm vào nhau.
  • Đặt 2 bàn tay nhẹ nhàng lên 2 đầu gối
  • Nâng 2 đầu gối lên rồi đặt 2 đầu gối xuống sàn sao cho lưng thẳng.
  • Giữ từng tư thế khoảng 30 giây.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này các bạn đọc có thể biết được các nguyên nhân dẫn đến đau lưng khi mang bầu, từ đó đưa ra các giải pháp phòng tránh và chữa trị đau lưng khi mang bầu.

Dr SPINE – Chăm Sóc Cột Sống Của Bạn