Phòng Khám Điều Trị Chuyên Sâu Cột Sống
55/94 Thành Mỹ, Phường 8, Q. Tân Bình
21 Apr 2020

Ba điều cần biết cho giấc ngủ ngon khi viêm thần kinh tọa

Ngủ đủ giấc, phục hồi một giấc ngủ ngon là một trong những thành phần thiết yếu nhất trong kế hoạch điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn nghiêm trọng, đây sẽ là một thử thách để tìm ra một tư thế thoải mái để có thể ngủ đi vào giấc ngủ  và  duy trì giấc ngủ ổn định suốt một đêm dài.

Có rất nhiều thông tin báo đài có sẵn đề xuất các tư thế ngủ hoặc các sản phẩm trợ giúp giấc ngủ khác nhau, nhưng phần lớn trong số này lại không có độ tin cậy cao và một số chỉ mang tính chất quảng cáo sản phầm. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích, được hỗ trợ bởi các nghiên cứu y tế, để giúp bạn tìm thấy sự nhẹ nhõm và lấy lại quyền kiểm soát lịch trình giấc ngủ của bạn.

Tư  thế 1. Đặt một cái gối giữa hai chân của bạn

 

Mặc dù vẫn còn hạn chế tuy nhiên nghiên cứu cho thấy ngủ nghiêng về một phía có thể bảo vệ chống đau cột sống. Nếu bạn là người hay ngủ nghiêng bên, đặt thêm gối nằm chữ nhật giữa hai đùi hoặc chân có thể giúp giảm áp lực lên cột sống

Để thực hiện kỹ thuật này, nằm nghiêng với đầu gối hơi cong và đặt một chiếc gối ngủ thông thường, gối ôm dài hoặc gối chêm tam giác giữa hai đùi / đầu gối của bạn.

  1. Nâng cao đầu gối của bạn

Ngủ nằm ngửa hoặc nằm sấp có thể làm tăng nguy cơ đau lưng dưới, có thể là vì những tư thế như vậy làm tăng áp lực lên các khớp nhỏ ở phía sau cột sống. Nếu bạn là một người ngủ nằm ngửa theo thói quen, hãy thử ngủ với đầu gối hơi nâng cao.

  • Nằm thẳng trên lưng và giữ mông và gót chân tiếp xúc với giường.
  • Cong đầu gối của bạn một chút về phía trần nhà.
  • Trượt một chiếc gối dưới đầu gối của bạn. Từ từ thêm gối bổ sung cho đến khi bạn tìm thấy một tư thế thoải mái cho đầu gối và vị trí vùng thắt lưng.
  • Gối có hình dạng, mật độ và đường viền khác nhau có thể được sử dụng để nâng cao đầu gối của bạn. Một vài ví dụ bao gồm gối ngủ thông thường, gối hình trụ hoặc gối nêm. Bạn cũng có thể chọn chất liệu giữa bọt xốp và gối bong gòn tùy theo mức độ cứng bạn ưa thích.
  1. Thử nệm phù hợp cho bạn

Nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng nệm có độ cứng vừa phải có thể giúp giảm đau lưng dưới (tltk: nghiên cứu số 3-5). Một tấm nệm tốt nên giữ cho cột sống của bạn được điều chỉnh tốt trong suốt đêm dài. Đối với người ngủ nằm nghiêng bên, nệm quá cứng không giúp vai chìm xuống đủ và nệm quá mềm lại làm xương chậu nặng hơn bị chùng xuống quá mức – cả hai trường hợp này dẫn đến cột sống bị điều chỉnh kém và dẫn đến làm mất đường cong sinh lý của cột sống và có khả năng bạn còn bị đau cột sống hơn.

Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc dùng thử một tấm nệm mà hãng cho bạn được sử dụng thử, để có thể trả lại nếu nó không phù hợp.

Nệm có chức năng tự điều chỉnh

Có bằng chứng cho thấy giường cho phép bạn chủ động kiểm soát độ cứng (bơm hơi tùy chỉnh / tự điều chỉnh) có thể cải thiện sự liên kết cột sống, chất lượng giấc ngủ và đau lưng(nghiên cứu số7,8) – theo cách này bạn không phải lo ngại về độ cứng không phù hợp của nêm, và thậm chí bạn có thể điều chỉnh nệm dựa trên vị trí ngủ hiện tại của bạn. Một số nệm có thể điều chỉnh có nhiều vùng cung cấp cho khách hàng nhiều quyền kiểm soát vị trí tư thế và độ cứng hơn.

Tìm đúng vị trí ngủ là một quá trình thử và sai; không có vị trí ngủ duy nhất mà tốt cho tất cả mọi người. Tiếp tục thử nghiệm và chọn lựa, bạn có thể thấy rằng một vị trí khác sẽ giảm thiểu cơn đau thần kinh tọa của bạn và cho phép bạn ngủ qua đêm.

Tải liệu tham khảo

1.Gordon S, Grimmer K, Trott P. Sleep Position, Age, Gender, Sleep Quality and Waking Cervico-Thoracic Symptoms. Internet Journal of Allied Health Sciences and Practice. 2007;5(1).

2.Abanobi O, Ayeni G, Ezeugwu C, Ayeni O. Risk-Disposing Habits of Lowback Pain amongst Welders and Panel Beaters in Owerri, South-East Nigeria. Indian Journal of Public Health Research & Development.

3.Ancuelle V, Zamudio R, Mendiola A, et al. Effects of an adapted mattress in musculoskeletal pain and sleep quality in institutionalized elders. Sleep Sci. 2015;8(3):115–120.

4.Radwan A, Fess P, James D, et al. Effect of different mattress designs on promoting sleep quality, pain reduction, and spinal alignment in adults with or without back pain; systematic review of controlled trials. Sleep Health.

5.Jacobson BH, Boolani A, Smith DB. Changes in back pain, sleep quality, and perceived stress after introduction of new bedding systems. Journal of Chiropractic Medicine. 2009

6.Leilnahari K, Fatouraee N, Khodalotfi M, Sadeghein MA, Amin Kashani Y. Spine alignment in men during lateral sleep position: experimental study and modeling. BioMedical Engineering OnLine. 2011

7.Monsein M, Corbin TP, Culliton PD, Merz D, Schuck EA. Short-term outcomes of chronic back pain patients on an airbed vs innerspring mattresses. MedGenMed. 2000

8.Price P, Rees-Mathews S, Tebble N, Camilleri J. The use of a new overlay mattress in patients with chronic pain: impact on sleep and self-reported pain. Clin Rehabil. 2003

9.Verhaert V, Haex B, De Wilde T, et al. Ergonomics in bed design: the effect of spinal alignment on sleep parameters. Ergonomics. 2011

Dr Spine – Chăm Sóc Cột Sống Mẹ Bầu

 

15 Apr 2020

HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA KHI NGỒI LÀM VIỆC VĂN PHÒNG

Qúa trình tác động hoặc chèn ép rễ thần kinh ở cột sống thắt lưng có thể dẫn đến đau thần kinh tọa Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa chính là cảm giác đau dọc theo dây thần kinh, từ lưng dưới, qua mông và chạy phía sau chân xuống bàn chân của một bên cơ thể. Các triệu chứng đau thần kinh tọa có thể dai dẳng và dẫn đến mãn tính hoặc cấp tính không liên tục. Đau thần kinh tọa nghiêm trọng có thể gây rắc rối, đặc biệt là khi bạn làm việc văn phòng và phải ngồi hoàn thành một ngày làm việc.

Đau thần kinh tọa không phải là một chẩn đoán, nhưng là một triệu chứng của rối rễ thần kinh vùng cột sống thắt lưng tiềm ẩn.

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm hoặc phình đĩa đệm ở cột sống thắt lưng. Để giúp giảm cơn đau và trở lại với công việc hằng ngày của bạn, đây là hướng dẫn giảm đau thần kinh tọa từ một thoát vị đĩa đệm hoặc phình ra khi bạn làm việc văn phòng.

Chuyển sang bàn đứng

Khi bạn ngồi, sức nặng cơ thể đè lên đĩa đệm cột sống thắt lưng của bạn có thể tăng lên đến 40%. Vì lý do này, thời gian ngồi kéo dài có thể khiến đĩa đệm của bạn kích thích lên rễ thần kinh tọa, làm nặng thêm chứng đau thần kinh tọa của bạn.

Để giúp giảm căng thẳng xung quanh rễ thần kinh ở thắt lưng của bạn, hãy thử sử dụng bàn đứng. Đứng là một quá trình tích cực trọng lực phân bố lên lưng,gối, cổ và bàn chân. Nó làm giảm trọng lực đè lên lưng sẽ giúp giảm căng thẳng ở vùng thắt lưng của bạn và giảm thiểu đau thần kinh tọa từ một đĩa đệm bị thoát vị hoặc phình ra. Nhằm mục đích chuyển đổi giữa một tư thế ngồi và đứng xen kẽ trong ngày làm việc của bạn. Dần dần làm việc theo cách của bạn để thời gian đứng lâu hơn.

Đi bộ ngắn mỗi giờ

Đĩa đệm được nuôi dưỡng thông qua sự khuyếch tán chất lỏng xảy ra khi vận động vừa phải, điều này cũng làm tăng lưu lượng máu. Nghiên cứu cho thấy tập thể dục nhẹ, chẳng hạn như đi bộ, có thể giúp cải thiện việc vận chuyển chất lỏng dinh dưỡng vào đĩa đệm và cải thiện khả năng thích ứng của đĩa đệm với tải trọng cột sống.

Khi công việc của bạn đòi hỏi thời gian dài tại bàn làm việc, hãy cố gắng đứng dậy mỗi giờ và đi bộ một quãng ngắn. Hít thở chậm, sâu và  đi bộ đúng tư thế . cài thêmmột báo thức định kỳ trên điện thoại hoặc máy tính của bạn nhắc bạn nghỉ ngơi và đi bộ mỗi giờ đó có thể là việc hữu ích giúp cho bạn.

Hãy thử tập thư giãn thần kinh tọa

Một bài tập hữu ích cho các đĩa đệm thoát vị có thể được thực hiện trong khi bạn ngồi trong văn phòng của bạn là bài tập căng thần kinh. Bài tập này giúp thư giãn và làm dịu thần kinh tọa của bạn. Với các bài tập:

  • Ngồi thẳng trên ghế và duỗi thẳng đầu gối một chân trong khi giữ bàn chân còn lại trên sàn.
  • Từ từ gấp cổ chân để ngón chân của bạn hướng về phía bạn.
  • Tiếp tục duỗi cổ chân của bạn lại, gấp duỗi cổ chân được lập đi lập lại
  • Khi chịu đựng, để tăng thêm sức căng cho dây thần kinh tọa, tiếp tục động tác trên và tiếp tục đầu cúi đưa cằm về phía ngực.

Gấp duỗi cổ chân lên xuống 15 đến 20 lần và sau đó lặp lại bài tập với chân kia. Mỗi chân hoàn thành 3 vòng, làm hai lần/ngày.

Nếu các triệu chứng thần kinh tọa của bạn tiếp tục làm bạn đau nghiêm trọng trong hoạt động làm việc hằng ngày, bạn hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được khám kiểm tra chẩn đoán chuyên sâu. Bác sĩ của bạn có thể đề nghị các lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, như chương trình vật lý trị liệu được hướng dẫn, thuốc giảm đau theo toa và / hoặc tiêm steroid ngoài màng cứng vùng thắt lưng.

Dr Spine – Chăm Sóc Cột Sống Mẹ Bầu

 

31 Mar 2020

Đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là một trong các bệnh phổ biến nhất được điều trị hiệu quả tại Dr Spine. Đau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở thắt lưng, mông, lan dọc xuống chân, đau dọc theo dây thần kinh chạy từ tủy sống xuống hông và tới phía sau của chân (gọi là dây thần kinh tọa). Nếu không điều trị đau dây thần kinh tọa tận gốc, người bệnh có thể bị suy giảm nghiêm trọng chức năng vận động.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh tọa là do chèn ép dây thần kinh, gây ra bởi thoát vị đĩa đệmthoái hóa cột sống, hoặc viêm khớp. Những rối loạn thường gây đau dây thần kinh tọa gồm trật đốt sống thắt lưng, do mang thai, do khối u. Cũng có những bệnh hoặc lý do không liên quan tới cột sống như tiểu đường, táo bón, ngồi trên ví để trong túi sau cũng gây đau dây thần kinh tọa.

đau dây thần kinh tọa Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây đau dây thần kinh tọa

Một nguyên nhân khá phổ biến nữa là hội chứng đau cơ piriformis, còn gọi là đau cơ hình lê hay cơ tháp chậu hông, là một cơ trong cơ mông. Cơ này nằm ở phần dưới cột sống, nối với xương đùi và hỗ trợ cho khớp háng vận động. Dây thần kinh tọa chạy dưới cơ hình lê vốn dễ bị tổn thương bởi các chấn thương do ngã, trượt, viêm khớp háng, hoặc do mất cân bằng độ dài hai chân; và vì vậy dẫn tới co thắt vùng cơ này.

Triệu chứng đau dây thần kinh tọa

  • Đau thắt lưng, lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
  • Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ, tăng lên khi người bệnh vận động quá sức, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.
  • Ngoài triệu chứng đau, người bệnh có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vực bị đau.

Cách điều trị đau dây thần kinh tọa không dùng thuốc

Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh. Nếu chỉ sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh không thể nào khỏi bệnh. Hơn nữa, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng gan, thận và dạ dày… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân để tìm được liệu trình điều trị thích hợp.

Dr SPINE – Chăm Sóc Cột Sống Của Bạn